Tìm việc làm nhanh 3s, việc làm mới nhất trên toàn quốc.

Tiếp cận hàng chục nghìn tin tuyển dụng việc làm mỗi ngày từ hàng nghìn doanh nghiệp uy tín tại Việt Nam

Tổng 0 kết quả / Từ khóa "Công chức - Viên chức"

Tuyển dụng 0 việc làm Công chức - Viên chức đi làm ngay

None suitable job Chưa tìm thấy việc làm phù hợp với yêu cầu tìm kiếm của bạn

Những năm gần đây, khi chính sách tinh giản biên chế được áp dụng rộng rãi thì thông tin về việc thi tuyển công chức, viên chức cũng nhận được sự quan tâm lớn. Bên cạnh đó, các thông tin về quyền, nghĩa vụ cũng như mức thu nhập của công chức, viên chức cũng là câu hỏi của rất nhiều người.

1. Thực trạng tuyển công chức/ viên chức hiện nay

Công chức, viên chức được hiểu là những người làm việc cho các cơ quan nhà nước. Vì thế, trở thành một công chức nhà nước chính là niềm tự hào của rất nhiều người.

Tuy nhiên, để có thể trở thành một công chức, viên chức thì cần phải trải qua quá trình thi tuyển khá phức tạp. Đặc biệt, trong những năm gần đây, khi chính sách tinh giản biên chế được áp dụng rộng rãi thì việc thi tuyển công chức, viên chức cũng gặp nhiều khó khăn hơn.

Theo thống kê của một số đơn vị liên quan, tình hình tuyển dụng công chức, viên chức gặp phải khá nhiều bất cập, ví dụ như:

  • Chưa thật sự thu hút được người có tài năng, tuyển dụng căn cứ vào bằng cấp và kiểm tra kiến thức học thuật mà chưa chú trọng vào đánh giá kỹ năng, đạo đức và năng lực công vụ.

  • Việc tuyển dụng công chức được phân hoàn toàn cho các cơ quan quản lý công chức. Tuy nhiên, điều này khiến cho việc tuyển dụng chưa thật sự đáp ứng yêu cầu về tính chuyên nghiệp và hiệu quả.

  • Quy định về điều kiện của người dự tuyển còn chưa được thống nhất. Việc tuyển dụng công chức cần phụ thuộc vào nhu cầu công việc, vị trí việc làm và chỉ tiêu biên chế. Cần được xác định rõ ngành, chuyên ngành của vị trí việc làm. Thế nhưng các bản mô tả công việc để xác định chức danh, tiêu chuẩn, yêu cầu cho mỗi vị trí việc làm.

Thực trạng tuyển công chức, viên chức vẫn còn khá nhiều bất cập
Thực trạng tuyển công chức, viên chức vẫn còn khá nhiều bất cập

Không khó để nhận ra những vấn đề mà khâu tuyển dụng công chức, viên chức đang gặp phải. Trước khi khắc phục được được vấn đề này thì chất lượng cũng như số lượng công chức, viên chức vẫn còn hạn chế, nhu cầu tuyển dụng cũng theo đó tiếp tục có dấu hiệu tăng.

2. Hình thức thi tuyển công chức/ viên chức được ban hành mới nhất

Theo các quy định được ban hành hiện nay, để được làm việc và thuộc biên chế của các cơ quan nhà nước thì nhân sự cần trải qua các kỳ thi tuyển dụng công chức, tuyển dụng viên chức. Kỳ thi này sẽ được thực hiện bởi các cơ quan có thẩm quyền và được chia thành 2 vòng cụ thể nhằm xác định những yếu tố riêng.

2.1. Vòng 1: Kiểm tra kiến thức, năng lực

Hình thức thi trắc nghiệm trên máy tính hoặc trắc nghiệm trên giấy. Nếu thi trên máy tính thì nội dung thi trắc nghiệm không có phần thi tin học.

Nội dung thi gồm 3 phần như sau:

  • Phần I: Kiến thức chung, bao gồm có 60 câu hỏi hiểu biết với thời gian thi là 60 phút.

  • Phần II: Ngoại ngữ bao gồm 30 câu hỏi theo yêu cầu từng vị trí việc làm của 1 trong 5 thứ tiếng Anh, Nga, Pháp, Đức, Trung Quốc hoặc 1 ngoại ngữ khác. Thời gian thi là 30 phút.

  • Phần III: Tin học bao gồm 30 câu hỏi theo yêu cầu với thời gian là 30 phút.

Kiểm tra kiến thức và năng lực là vòng đầu tiên trong kỳ thi tuyển dụng công chức, viên chức
Kiểm tra kiến thức và năng lực là vòng đầu tiên trong kỳ thi tuyển dụng công chức, viên chức

Phần thi ngoại ngữ sẽ được miễn đối với các trường hợp:

  • Có bằng tốt nghiệp chuyên ngành ngoại ngữ.

  • Có bằng tốt nghiệp cùng trình độ đào tạo hoặc cao hơn.

  • Có chứng chỉ tiếng dân tộc thiểu số.

Miễn phần thi tin học nếu có bằng tốt nghiệp từ trung cấp trở lên đối với các chuyên ngành liên quan đến tin học, công nghệ thông tin.

Kết quả thi vòng 1 tính theo số câu trả lời đúng cho từng phần thi. Nếu đúng từ 50% số câu hỏi trở lên thì sẽ được thi tiếp vòng 2.

2.2. Vòng 2: Môn nghiệp vụ chuyên ngành

Khi chính thức trở thành công chức, viên chức thì nhân sự sẽ chịu trách nhiệm ở một vị trí riêng biệt. Vì thế nên vòng thi nghiệp vụ chuyên ngành đã được đưa vào quá trình tuyển công chức, viên chức với các đặc điểm cụ thể:

  • Hình thức thi dựa theo tính chất, đặc điểm và yêu cầu từng vị trí việc làm. Người có thẩm quyền sẽ quyết định chọn một trong ba hình thức thi: Phỏng vấn, viết, kết hợp phỏng vấn và viết.

  • Nội dung thi là kiểm tra kiến thức về chủ trương, đường lối Đảng, chính sách, pháp luật, kỹ năng thực thi công vụ theo từng vị trí việc làm cần tuyển.

  • Thời gian thi: Phần thi phỏng vấn 30 phút và thi viết 180 phút.

  • Thang điểm: 100 điểm.

Ứng viên cũng cần phải trải qua vòng thi nghiệp vụ chuyên ngành trong quá trình thi tuyển công chức, viên chức
Ứng viên cũng cần phải trải qua vòng thi nghiệp vụ chuyên ngành trong quá trình thi tuyển công chức, viên chức

3. Cơ hội phát triển sau khi đỗ công chức/ viên chức

Căn cứ theo quy định Khoản 2 Điều 4 Luật Cán bộ, công chức 2008, công chức là công dân Việt Nam sẽ được tuyển dụng, bổ nhiệm vào ngạch, chức vụ, chức danh tương đương với vị trí việc làm trong cơ quan của Đảng, Nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội trung ương, cấp tỉnh, cấp huyện, cơ quan Quân đội.

Tuy nhiên, sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân quốc phòng cũng như sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên nghiệp và bộ máy lãnh đạo cùng một số vị trí khác theo quy định tại Luật Cán bộ, Công chức 2008 sẽ không được tính là công chức, viên chức.

Căn cứ vào lĩnh vực ngành, nghề, chuyên môn, nghiệp vụ, các ngạch công chức được phân như sau:

  • Loại A: ngạch chuyên viên cao cấp.

  • Loại B: ngạch chuyên viên chính hoặc tương đương;

  • Loại C: ngạch chuyên viên hoặc tương đương;

  • Loại D: ngạch cán sự và ngạch nhân viên;

Khi thi trúng kỳ thi tuyển công chức/viên chức, nếu có cơ hội tốt thì bạn sẽ được xếp vào loại D. Sau thời gian công tác, khi chứng minh đủ nỗ lực, khả năng cũng như chuyên môn và kinh nghiệm, ứng viên có thể trở thành chuyên viên, thậm chí là chuyên viên cao cấp.

Sau khi vượt qua kỳ thi tuyển dụng công chức, viên chức, ứng viên sẽ có cơ hội làm việc và thăng tiến nếu đủ kinh nghiệm và năng lực
Sau khi vượt qua kỳ thi tuyển dụng công chức, viên chức, ứng viên sẽ có cơ hội làm việc và thăng tiến nếu đủ kinh nghiệm và năng lực

Sau khi vượt qua kỳ thi, trở thành một công chức, viên chức, ứng viên sẽ có được một số quyền lợi cơ bản, đi kèm với đó là các nghĩa vụ mà bạn phải thực hiện, ví dụ như:

  • Thực hiện các nghĩa vụ, quyền quy định ở Chương II, các quy định về Luật Cán bộ, công chức 2008.

  • Thực hiện nhiệm vụ theo quy định của Hiến pháp, pháp luật.

  • Chịu trách nhiệm trước cơ quan có thẩm quyền để thực hiện nhiệm vụ được giao.

4. Quyền và nghĩa vụ của nhân viên công chức

Quyền và nghĩa vụ cụ thể của nhân viên công chức phụ thuộc vào nhiều yếu tố như lĩnh vực, ngành nghề, chuyên môn, nghiệp vụ…

4.1. Quyền của nhân viên công chức

Quyền lợi của ứng viên sau khi vượt qua kỳ thi tuyển dụng công chức sẽ bao gồm:

  • Được giao quyền tương xứng với nhiệm vụ.

  • Được bảo đảm trang thiết bị cùng với những điều kiện làm việc khác theo quy định.

  • Được cung cấp thông tin về nhiệm vụ, quyền hạn.

  • Được đào tạo để nâng cao trình độ.

  • Được pháp luật bảo vệ khi thi hành công vụ.

  • Được Nhà nước bảo đảm tiền lương tương xứng.

  • Được hưởng tiền làm thêm giờ, làm đêm, công tác phí,...

  • Được nghỉ hàng năm, nghỉ lễ, nghỉ giải quyết việc riêng. Nếu không sử dụng hết số ngày nghỉ hàng năm thì sẽ được thanh toán thêm một khoản tiền bằng tiền lương cho những ngày đó.

  • Được bảo đảm quyền học tập, nghiên cứu khoa học, hoạt động kinh tế, xã hội.

  • Được hưởng chính sách về nhà ở, phương tiện đi lại, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế.

Sau khi vượt qua kỳ thi tuyển công chức, ứng viên sẽ được làm việc ở các vị trí cụ thể và hưởng những quyền lợi nhất định
Sau khi vượt qua kỳ thi tuyển công chức, ứng viên sẽ được làm việc ở các vị trí cụ thể và hưởng những quyền lợi nhất định

Ngoài ra, các công chức, viên chức cũng sẽ được xem xét và hưởng một số chế độ đặc thù tùy theo điều kiện cũng như quy định được ban hành.

4.2. Nghĩa vụ của nhân viên công chức

Song song với các quyền lợi, ứng viên cần thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ cơ bản của một công chức, viên chức nhà nước, ví dụ:

  • Trung thành với Đảng, Nhà nước, bảo vệ danh dự Tổ quốc và lợi ích quốc gia.

  • Tôn trọng nhân dân, tận tụy phục vụ nhân dân.

  • Liên hệ chặt chẽ với nhân dân và chịu sự giám sát của nhân dân.

  • Chấp hành nghiêm chỉnh đường lối, chủ trương và chính sách của Đảng, của Nhà nước.

  • Thực hiện đầy đủ và chịu trách nhiệm về kết quả nhiệm vụ được giao.

  • Có ý thức tổ chức kỷ luật; chấp hành tốt nội quy, quy chế nhà nước.

  • Chủ động và phối hợp chặt chẽ khi thi hành công vụ; giữ gìn đoàn kết cơ quan, tổ chức.

  • Chấp hành quyết định của cấp trên.

Các quyền lợi cũng thường đi kèm với nghĩa vụ mà ứng viên cần thực hiện sau khi vượt qua kỳ thi tuyển công chức
Các quyền lợi cũng thường đi kèm với nghĩa vụ mà ứng viên cần thực hiện sau khi vượt qua kỳ thi tuyển công chức

5. Xem danh sách trúng tuyển công chức ở đâu?

Ngoài quy trình, thông tin cụ thể về các kỳ thi tuyển công chức, viên chức thì địa chỉ xem kết quả cũng là điều nhiều người quan tâm. Sau khi hoàn thành việc chấm thi vòng 2 thì chậm nhất 05 ngày làm việc. Hội đồng tuyển dụng sẽ báo cáo người đứng đầu cơ quan có thẩm quyền để xem xét, công nhận kết quả tuyển dụng.

Trong thời hạn 10 ngày từ khi có quyết định công nhận kết quả tuyển dụng. Hội đồng tuyển dụng sẽ thông báo công khai kết quả tuyển dụng trên trang thông tin điện tử hoặc cổng thông tin điện tử bằng văn bản tới người dự tuyển theo địa chỉ đã đăng ký. Nội dung thông báo luôn ghi rõ thời hạn người trúng tuyển phải đến cơ quan để hoàn thiện hồ sơ tuyển dụng.

Như vậy, người dự thi sẽ xem kết quả tuyển dụng ở trang thông tin điện tử hoặc cổng thông tin điện tử của cơ quan tuyển dụng.

Đồng thời, nếu như trúng tuyển thì sẽ được gửi thông báo công nhận kết quả trúng tuyển bằng văn bản tới địa chỉ mà người dự tuyển đã đăng ký.

6. Mức lương của nhân viên công chức/ viên chức khi trúng tuyển

Ngoài các quyền lợi đã kể trên, các công chức, viên chức còn được hưởng mức lương tương ứng với hạn ngạch, vị trí, lĩnh vực cũng như khối lượng công việc cần thực hiện.

6.1. Nguyên tắc xếp lương

Căn cứ theo quy định tại Điểm A Điều 3 Nghị định 204/2004/NĐ-CP, xếp lương quy định: Cán bộ, công chức, viên chức được bổ nhiệm vào ngạch công chức, viên chức thì xếp lương theo ngạch hoặc chức danh đó.

6.2. Bậc lương, hệ số lương

Tại Điều 27 Luật viên chức quy định người trúng tuyển viên chức cần thực hiện chế độ tập sự. Trừ trường hợp đủ 12 tháng trở lên thực hiện chuyên môn, nghiệp vụ. Thời gian tập sự từ 03 - 12 tháng.

Tiền lương trong thời gian tập sự được quy định trong Điều 23 Nghị định 115/2020/NĐ-CP như sau:

  • Trong thời gian tập sự, người tập sự nhận 85% mức lương bậc 1 của chức danh tuyển dụng. Trường hợp người tập sự có trình độ thạc sĩ thì được hưởng 85% mức lương bậc 2 chức danh tuyển dụng. Trường hợp người tập sự có trình độ tiến sĩ thì được hưởng 85% mức lương bậc 3 của chức danh tuyển dụng. Thêm vào đó là các khoản phụ cấp.

  • Người tập sự được hưởng 100% lương và phụ cấp tương ứng với trình độ đào tạo trong trường hợp: Làm việc trong vùng có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn, làm trong ngành nghề độc hại, nguy hiểm; Hoàn thành nghĩa vụ quân sự;...

  • Thời gian tập sự không tính vào thời gian xét tăng lương.

  • Người hướng dẫn tập sự được nhân hệ số phụ cấp bằng 0,3 mức lương cơ sở.

Theo nghị định 201/2004/NĐ-CP quy định, mỗi công chức, viên chức được xếp lương với các bậc khác nhau. Khi trúng tuyển công chức, viên chức sẽ có lương khởi điểm được xếp ở bậc 1, cụ thể như sau:

Nhóm Ngạch

Hệ Số Lương

Loại A3

5.75 - 6.20

Loại A2

4.00 - 4.40

Loại A1

2.34

Loại A0

2.10

Loại B

1.86

Loại C

1.5 - 2.00

Sau khi vượt qua kỳ thi tuyển công chức, viên chức, ngoài các quyền lợi cơ bản thì ứng viên còn được hưởng mức lương tương ứng
Sau khi vượt qua kỳ thi tuyển công chức, viên chức, ngoài các quyền lợi cơ bản thì ứng viên còn được hưởng mức lương tương ứng
Cứ sau 36 tháng, công chức viên chức sẽ được tính tăng lên 1 bậc lương. Thời điểm hưởng lương được tính từ ngày được tuyển dụng.

6.3. Công thức tính lương

Theo quy định Nghị định 204/2004/NĐ-CP lương công chức, viên chức được tính như sau:

Mức lương = Lương cơ sở * hệ số lương.

Trên đây là thông tin về tuyển công chức, viên chức mà ứng viên có thể tham khảo. Với tương lai cùng cơ hội phát triển rộng mở, không khó hiểu khi công chức, viên chức trở thành con đường mà nhiều người cân nhắc lựa chọn.

Danh sách việc làm, tuyển dụng các tỉnh thành
Việc làm Hưng Yên Việc làm An Giang
Việc làm Khánh Hòa Việc làm Bà Rịa – Vũng Tàu
Việc làm Kiên Giang Việc làm Bắc Giang
Việc làm Kon Tum Việc làm Bạc Liêu
Việc làm Lai Châu Việc làm Bắc Ninh
Việc làm Lâm Đồng Việc làm Bắc Kạn
Việc làm Lạng Sơn Việc làm Bến Tre
Việc làm Lào Cai Việc làm Bình Định
Việc làm Long An Việc làm Bình Dương
Việc làm Nam Định Việc làm Bình Phước
Việc làm Nghệ An Việc làm Bình Thuận
Việc làm Ninh Bình Việc làm Cà Mau
Việc làm Ninh Thuận Việc làm Cần Thơ
Việc làm Phú Thọ Việc làm Cao Bằng
Việc làm Phú Yên Việc làm Đà Nẵng
Việc làm Quảng Bình Việc làm Đắk Lắk
Việc làm Quảng Nam Việc làm Đắk Nông
Việc làm Quảng Ngãi Việc làm Điện Biên
Việc làm Quảng Ninh Việc làm Đồng Nai
Việc làm Quảng Trị Việc làm Đồng Tháp
Việc làm Sóc Trăng Việc làm Gia Lai
Việc làm Sơn La Việc làm Hà Giang
Việc làm Tây Ninh Việc làm Hà Nam
Việc làm Thái Bình Việc làm Hà Nội
Việc làm Thái Nguyên Việc làm Hà Tĩnh
Việc làm Thanh Hóa Việc làm Hải Dương
Việc làm Thừa Thiên Huế Việc làm Hải Phòng
Việc làm Tiền Giang Việc làm Hậu Giang
Việc làm TP Hồ Chí Minh Việc làm Hòa Bình
Việc làm Trà Vinh Việc làm Vĩnh Long
Việc làm Tuyên Quang Việc làm Vĩnh Phúc
Việc làm Yên Bái

Mẫu CV hot theo ngành nghề

chat