Tìm việc làm nhanh 3s, việc làm mới nhất trên toàn quốc.

Tiếp cận hàng chục nghìn tin tuyển dụng việc làm mỗi ngày từ hàng nghìn doanh nghiệp uy tín tại Việt Nam

Tổng 0 kết quả / Từ khóa "Nông - Lâm - Ngư - Nghiệp"

Tuyển dụng 0 việc làm Nông - Lâm - Ngư - Nghiệp đi làm ngay

None suitable job Chưa tìm thấy việc làm phù hợp với yêu cầu tìm kiếm của bạn

Việc làm nông nghiệp, lâm nghiệp và ngư nghiệp đang bị nhiều bạn trẻ lại thờ ơ vì cho rằng đây là công việc vất vả và ít có tương lai. Tuy nhiên thực tế, những công nghệ kỹ thuật tiên tiến được áp dụng trong quá trình lao động đã giúp ngành Nông/ Lâm/ Ngư nghiệp có nhiều bước tiến mạnh mẽ. Từ đó giúp những ngành nghề này dần trở nên hấp dẫn hơn với mức thu nhập lên đến vài trăm triệu đồng một năm.

Việc làm nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp là những nghề có vai trò chính cho hoạt động cung cấp và chế biến lương thực, thực phẩm cho cuộc sống hằng ngày. Tuy nhiên, với sự phát triển của nền kinh tế thị trường ngành nghề này dần bị các bạn trẻ xa lánh và ít được quan tâm.

1. Nhu cầu tuyển dụng việc làm Nông/ Lâm/ Ngư nghiệp

Không ít bạn trẻ ngày nay có tư tưởng rằng ngành Nông/ Lâm/ Ngư nghiệp chỉ là những việc “chân lấm, tay bùn” vất vả với vài đồng lương ít ỏi. Điều này đã gây ra ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển ngành Nông - Lâm - Ngư nghiệp ở nước ta.

Nhu cầu tuyển dụng việc làm nông nghiệp/lâm/ ngư nghiệp hiện nay đang tăng cao do thiếu hụt rất nhiều lực lượng lao động
Nhu cầu tuyển dụng việc làm nông nghiệp/lâm/ ngư nghiệp hiện nay đang tăng cao do thiếu hụt rất nhiều lực lượng lao động

Theo chia sẻ của các hiệu trưởng các trường Nông - Lâm nghiệp phía bắc, trong khoảng 4 năm trở lại gần đây, mỗi năm, các trường đều đón hàng chục doanh nghiệp, công ty để tuyển dụng nhân lực. Tuy nhiên, số lượng sinh viên trong trường lại không thể đáp ứng hết nhu cầu tuyển dụng cao này.

Khoảng 5 năm trở lại đây, nhu cầu tuyển dụng việc làm nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp của các doanh nghiệp luôn cao hơn từ 2 - 2,5 lần số sinh viên ra trường. Theo dự báo của Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, tính đến năm 2025, nước ta sẽ cần khoảng 80.000 cán bộ hợp tác xã nông nghiệp, 10.000 cán bộ quản lý nông nghiệp, 100.000 nông dân có kỹ thuật nông nghiệp, 60.000 người làm dịch vụ kỹ thuật, sản xuất và kinh doanh vật tư nông nghiệp.

Tìm việc làm ngành nông nghiệp sẽ ngành càng trở nên vô cùng đơn giản
Tìm việc làm ngành nông nghiệp sẽ ngành càng trở nên vô cùng đơn giản

Theo Nghị quyết số 19-NQ/TW về nông nghiệp, nông dân và nông thôn đã đặt ra mục tiêu phải đạt 70% lao động qua đào tạo cho tới năm 2030, mỗi năm đào tạo nghề cần đảm bảo khoảng 1,5 triệu lao động nông thôn để cân bằng nguồn lực và phát triển kinh tế một cách toàn diện.

Có thể rằng, môi trường việc làm nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp tuy vất vả song cơ hội việc làm lại rất rộng mở với chế độ lương tốt, không hề thua kém so với các ngành nghề khác.

2. Cơ hội phát triển của ngành Nông/ Lâm/ Ngư nghiệp

Ngành nông lâm đóng góp một phần quan trọng vào nền kinh tế và sự phát triển của đất nước. Có nhiều lĩnh vực trong ngành với nhu cầu việc làm cao như chăn nuôi, trồng trọt, nghiên cứu, tư vấn, kỹ thuật, quản lý sản xuất và vận hành máy móc.

2.1. Cơ hội việc làm và phát triển trong ngành

Sự tiến bộ của công nghệ nông nghiệp thông minh và trí tuệ nhân tạo đã làm tăng nhu cầu việc làm trong ngành. Đồng thời, tiềm năng phát triển các sản phẩm hữu cơ và an toàn thực phẩm cũng làm thu hút đầu tư từ các doanh nghiệp trong và ngoài nước, mở ra cơ hội việc làm mới và cơ hội nghề nghiệp chất lượng trong lĩnh vực này.

Nhìn chung ngành việc làm nông nghiệp, lâm, ngư nghiệp hiện nay đều đã và đang ứng dụng công nghệ, khoa học, kỹ thuật trong quá trình sản xuất và thu hoạch. Giúp người nông dân tiết kiệm rất nhiều thời gian, công sức lao động và mang lại hiệu quả tốt hơn. Chính vì vậy, mà công việc này ngày càng đòi hỏi nhiều hơn về kiến thức khoa học công nghệ nhiều hơn và thu nhập tốt hơn mọi người nghĩ rất nhiều.

Việc làm ngành nông nghiệp có nhiều cơ hội phát triển không thua kém gì so với ngành công nghiệp
Việc làm ngành nông nghiệp có nhiều cơ hội phát triển không thua kém gì so với ngành công nghiệp

Thông thường để trở thành nhân lực trong ngành Nông/ Lâm/ Ngư nghiệp, mọi người cần phải tham gia và được đào tạo các chuyên ngành liên quan như: nông nghiệp công nghệ cao, quản lý đất đai, công nghệ chăn nuôi, lâm sinh, khoa học môi trường… Để đáp ứng nhu cầu hướng đến sản xuất hữu cơ, chất lượng xanh, sạch.

Khi tham gia vào việc làm nông nghiêp, lâm, ngư nghiệp, bạn có thể lựa chọn theo nhiều hướng phát triển khác nhau chứ không nhất thiết là phải về làm những công việc “chân lấm, tay bùn” như nhiều người vẫn nghĩ.

Đa phần mọi người sau khi ra trường sẽ đảm nhiệm các vai trò như nhân viên, kỹ sư trồng trọt, chăn nuôi tại các cơ sở như nông trại, công ty nuôi trồng và sản xuất, công ty phân bón, cơ quan nhà nước tại sở/phòng Tài Nguyên và Môi Trường, viên nghiên cứu hoặc giảng dạy tại các trường đào tạo về Nông/ Lâm/ Ngư nghiệp.

Ngoài ra, bạn hoàn toàn có thể lựa chọn phát triển theo hướng kinh doanh, nghiên cứu, phát triển thị trường về sản phẩm, dịch vụ về nông nghiệp cũng rất ổn.

Hiện nay, hầu hết các trường đào tạo việc làm nông nghiệp, lâm, ngư nghiệp đều đang liên kết trực tiếp với hàng trăm công ty, doanh nghiệp lớn nhỏ. Từ đó tạo ra cơ hội việc làm sau khi ra trường cho học sinh, sinh viên. Không chỉ vậy, hàng năm các trường tổ chức ngày hội việc làm, tuyển dụng với quy mô hơn 50 doanh nghiệp để tạo thêm điều kiện việc làm. Chính vì vậy mà các bạn theo học ngành này thường rất dễ xin việc.

2.2. Lộ trình thăng tiến của việc làm nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp

Nhìn chung, các vị trí việc làm nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp khá đặc thù nên cơ hội và thời gian để thăng tiến thường khá lâu so với mặt bằng chung của thị trường. Bạn sẽ thường mất từ 5 -7 năm, thậm chí là cả 10 năm để lên tới được các vị trí cấp quản lý.

Những đóng góp trong nghiên cứu phát triển cây trồng vật nuôi sẽ tạo cơ hội thăng tiến tốt hơn khi làm việc trong ngành này
Những đóng góp trong nghiên cứu phát triển cây trồng vật nuôi sẽ tạo cơ hội thăng tiến tốt hơn khi làm việc trong ngành này

Bên cạnh đó, nếu bạn có thể làm việc tại các viện nghiên cứu thuốc thú y, cây giống, phân bón… quá trình thăng tiến sẽ còn phụ thuộc cả vào khả năng và những đóng góp, cống hiến, sáng chế mới của bản thân nữa mới được cân nhắc đề bạt. Đây cũng là 1 phần nguyên nhân vì sao khiến nhiều bạn trẻ ít lựa chọn ngành nghề này.

Tuy nhiên, nếu bạn lựa chọn theo hướng làm cho các công ty sản xuất tư nhân, nông trại tư nhân hoặc kinh doanh nông nghiệp, bản thân sẽ có thêm nhiều kinh nghiệm và cơ hội phát triển theo chiều hướng riêng. Bên cạnh đó, bạn còn có cơ hội giao lưu với các doanh nghiệp quốc tế tại các hội thảo, hội nghị quốc tế về Nông/ Lâm/ Ngư nghiệp.

3. Các vị trí công việc của ngành Nông/ Lâm/ Ngư nghiệp

Ngành Nông/ Lâm/ Ngư nghiệp có nhiều hướng đi với các vị trí công việc rất đa dạng. Những vị trí công việc phổ biến trong việc làm nông nghiệp, lâm, ngư nghiệp hiện nay gồm:

3.1. Vị trí việc làm nông nghiệp

Các vị trí phổ biến trong ngành nông nghiệp hiện nay:

STT

Vị trí việc làm

Ngạch công chức tương ứng

1

Chuyên viên về quản lý trồng trọt

Chuyên viên

2

Chuyên viên về bảo vệ thực vật

Chuyên viên

3

Kiểm dịch viên về thực vật

Kiểm dịch viên

4

Kỹ thuật viên kiểm dịch thực vật

Kỹ thuật viên kiểm dịch thực vật

5

Chuyên viên về quản lý chăn nuôi

Chuyên viên

6

Chuyên viên về quản lý thú y

Chuyên viên

7

Kiểm dịch viên động vật

Kiểm dịch viên

8

Kỹ thuật viên kiểm dịch động vật

Kỹ thuật viên kiểm dịch động vật

9

Chuyên viên về quản lý chất lượng, chế biến và phát triển thị trường

Chuyên viên

10

Kỹ sư ngành nông nghiệp

Chuyên viên

11

Nghiên cứu viên ngành nông nghiệp

Nghiên cứu viên

12

Chuyên viên kinh doanh mặt hàng nông nghiệp

13

Tư vấn, cố vấn viên ngành nông nghiệp

Tư vấn, cố vấn viên

14

Giảng viên ngành nông nghiệp

Thạc sĩ, Tiến sĩ

15

Chủ nông trại

16

Xây dựng công ty, cơ sở cung ứng và phân phối sản phẩm ngành nông nghiệp

17

Nhân viên sản xuất, chế biến

18

Giám định viên sản phẩm nông nghiệp

Các vị trí việc làm nông nghiệp công nghệ cao phổ biến gồm:

  • Kỹ thuật viên về sữa

  • Kỹ thuật viên trồng trọt

  • Kỹ thuật viên chăn nuôi

  • Kỹ thuật viên gia cầm

  • Kỹ thuật viên sản xuất

  • Nhân viên nghiên cứu và phát triển giống

  • Chuyên viên bảo hộ cây trồng mới

3.2. Vị trí việc làm lâm nghiệp

So với việc làm nông nghiệp, lâm nghiệp còn có phần đòi hỏi nhiều hơn về tính chất và sự vất vả trong công việc. Những vị trí phổ biến của ngành lâm nghiệp lâm nghiệp hiện nay có:

STT

Vị trí việc làm

Mô tả công việc

1

Kỹ sư lâm sinh

Đảm nhiệm công việc thiết kế, lập kế hoạch sản xuất, trồng, chăm sóc và bảo vệ rừng.

2

Kỹ sư chế biến lâm sản

Quản lý, lập kế hoạch, điều hành sản xuất chế biến lâm sản

3

Kỹ sư công nghệ sinh học

Nghiên cứu ứng dụng công nghệ gen, công nghệ vi sinh, nuôi cấy mô và tế bào để phát triển cây rừng

4

Nhà khoa học lâm nghiệp

Lập kế hoạch, đề xuất dự án, giải pháp phát triển bảo vệ rừng, cảnh báo nguy cơ xâm hại rừng, khai thác nguồn lợi rừng hiệu quả.

5

Cán bộ kiểm lâm

Kiểm tra, kiểm soát việc khai thác lâm sản, bảo vệ rừng, phát hiện phòng cháy chữa cháy rừng.

6

Chuyên viên quản lý lâm nghiệp

Xây dựng công văn vê cơ chế chính sách, chiến lược, dự án, chương trình về quản lý chuyên môn trong lâm nghiệp.

7

Kỹ sư, quản lý bảo tồn thiên nhiên

Quản lý, tổ chức, phát triển bền vững tài nguyên rừng và hệ sinh thái rừng. Phục hồi môi trường, tránh cho các sinh vật rừng bị xâm hại

8

Giảng viên ngành lâm nghiệp

Giảng dạy, đào tạo cho người dân, sinh viên các kiến thức về lâm nghiệp, phát triển, khai thác lâm nghiệp và bảo vệ rừng.

9

Nhân viên tổng hợp, thống kế

Thống kê, tổng hợp các thông tin liên quan đến việc phát triển lâm nghiệp, phát triển rừng cho cơ quan nhà nước và đề xuất phương án cần thiết.

10

Nhân viên sản xuất lâm nghiệp

Thực hiện các công việc như gieo trồng, chăm sóc, thu hoạch và xử lý cây trồng và các sản phẩm lâm nghiệp

11

Chuyên gia quản lý bảo tồn đất đai

Quản lý và bảo trì các khu bảo tồn thiên nhiên.Quản lý đất rừng công cộng, tư nhân cho các mục đích kinh tế, giải trí và bảo tồn.

12

Xây dựng công ty, cơ sở cung ứng và phân phối thương mại lâm sản

Sản xuất, mua bán, trao đổi các sản phẩm từ lâm nghiệp ra thị trường trong nước và xuất khẩu.

13

Kỹ thuật viên nuôi sinh vật rừng

Chăm nuôi, bảo vệ các sinh vật, động vật rừng. Đặc biệt là các sinh vật có nguy cơ tuyệt chủng.

14

Kỹ thuật viên phòng trừ sinh vật gây hại rừng

Thực hiện các biện pháp phòng trừ sinh vật, gây hại cho rừng. Tăng cường các biện pháp lâm sinh, ngăn chặn dịch bệnh gây hại cho lâm sản.

15

Cố vấn chính sách lâm nghiệp

Tư vấn, cố vấn cho các công ty khai thác lâm sản về chính sách nhà nước về rừng và lâm sản.

16

Nhà thiết kế sản phẩm mộc, nội thất

Am hiểu về sản phẩm từ lâm sản. Thiết kế, sản xuất, tư vấn các sản phẩm lâm sản cho nội thất.

17

Nhà thiết kế cảnh quan

Thiết kế cảnh quan công viên, công sở, khu đô thị… để tạo ra môi trường hài hòa với thiên nhiên,

3.3. Vị trí việc làm ngư nghiệp

So với việc làm nông nghiệp và lâm nghiệp. Việc làm ngư nghiệp thường có tỷ lệ tuyển dụng thấp nhất. Tuy nhiên, mức thu nhập trong việc làm ngư nghiệp lại khá cao và ổn định.

Những vị trí phổ biến của ngành ngư nghiệp ngư nghiệp hiện nay có:

STT

Vị trí việc làm

Mô tả công việc

1

Chuyên viên nuôi trồng thủy sản

Nuôi các loài thủy sản dưới nước ngọt, nước mặn, nước lợ. Áp dụng các biện pháp khoa học kỹ thuật nuôi trồng thủy sản hiệu quả, nâng cao năng suất.

2

Chuyên viên quản lý thủy sản

Quản lý tài nguyên sinh vật trong vùng nước tự nhiên, nghiên cứu, bảo tồn và phát triển thủy sản.

3

Kiểm ngư viên

Công chức chuyên môn, thực hiện nghiệp vụ tuần tra, kiểm tra, kiểm soát, xử lý vi phạm các vùng biển.

4

Thợ máy tàu

Các chuyên viên được đào tạo về khai thác tàu máu. Có khả năng vận hành, bảo trì, sửa chữa thiết bị, máy móc trên tàu.

5

Chuyên viên quản lý thủy lợi

Chịu trách nhiệm đại diện, quản lý hoạt động của thủy lợi và các công trình thủy lợi. Đảm bảo vệ sinh an toàn nguồn nước cho các khu dân cư.

6

Chuyên viên quản lý đê điều, phòng, chống thiên tai.

Tham mưu, hỗ trợ giúp quản lý nhà nước và thực thi pháp luật về hoạt động đê điều và phòng chống thiên tai trên cả nước.

7

Kiểm soát viên đê điều

Thực hiện kiểm soát, đôn đốc việc chấp hành các quy định của Luật đê điều trong phạm vi địa bàn làm việc

8

Bác sĩ bệnh học thủy sản

Chăm sóc, điều trị bệnh cho các sinh vật thủy sản nhằm đảm bảo sức khỏe của thủy sản được phát triển khỏe mạnh, đồng đều giúp tăng năng suất.

9

Thủy thủ đánh bắt thủy, hải sản

Ngành nghề sử dụng ngư cụ, tàu thuyền để tham gia khai thác nguồn lợi hải sản trên sông, trên biển.

10

Kỹ thuật viên sản xuất giống thủy sản

Nghiên cứu ứng dụng công nghệ gen, công nghệ vi sinh, nuôi cấy mô và tế bào để phát triển thủy sản

4. Mức lương bình quân của ngành Nông/ Lâm/ Ngư nghiệp

Mức lương bình quân của ngành Nông/ Lâm/ Ngư nghiệp hiện nay là 9,7 triệu đồng/tháng, dao động từ 8,1 triệu đến 11,3 triệu đồng/tháng. Đối với những nhân sự có kinh nghiệm từ 5 năm trở lên mức thu nhập có thể lên đến 30 triệu đồng/ tháng đối với cấp bậc kỹ sư.

Mức lương ngành nông nghiệp được dự báo sẽ còn tăng mạnh trong những năm tới
Mức lương ngành nông nghiệp được dự báo sẽ còn tăng mạnh trong những năm tới

Trong những năm tới, nông nghiệp vẫn sẽ tiếp tục là ngành kinh tế trọng điểm được nhà nước quan tâm và đầu tư. Chính vì vậy, những cơ chế chính sách hỗ trợ và ưu đãi cho việc làm nông nghiệp, lâm nghiệp và ngư nghiệp sẽ còn tiếp tục được ưu ái rất nhiều.

Dưới đây là bảng khảo sát mức lương trung bình của một số vị trí phổ biến trong việc làm nông nghiệp, lâm nghiệp và ngư nghiệp hiện nay như sau:

Ngành nghề

Vị trí công việc

Mức lương

Việc làm ngành nông nghiệp

Kỹ sư chăn nuôi

- Kinh nghiệm 1 năm:

5.000.000 - 8.000.000 VNĐ

- Kinh nghiệm từ 4 - 16 năm:

15.000.000 - 87.000.000 VNĐ

Kỹ sư nuôi, trồng và bảo vệ thực vật

- Kinh nghiệm 1 năm:

6.000.000 - 9.000.000 VNĐ

- Kinh nghiệm từ 1 - 5 năm:

10.000.000 - 25.000.000 VNĐ

Kỹ sư chăm sóc sức khỏe động vật

- Kinh nghiệm 1 - 2 năm:

8.000.000 - 12.000.000 VNĐ

Chuyên viên về quản lý trồng trọt

- Kinh nghiệm 1 - 5 năm:

8.000.000 - 30.000.000 VNĐ

Quản lý trang trại

- Kinh nghiệm 3 - 5 năm:

12.000.000 - 20.000.000 VNĐ

Chuyên viên tư vấn nông nghiệp

- Kinh nghiệm 3 - 5 năm:

10.000.000 - 18.000.000 VNĐ

- Kinh nghiệm từ 4 - 16 năm:

5.000.000 - 8.000.000 VNĐ

Nghiên cứu viên ngành nông nghiệp

- Kinh nghiệm 1 - 5 năm:

10.000.000 - 25.000.000 VNĐ

Việc làm ngành lâm nghiệp

Kỹ sư lâm sinh

- Kinh nghiệm 1 - 3 năm:

7.000.000 - 12.000.000 VNĐ

Kỹ sư chế biến lâm sản

- Kinh nghiệm 0- 1 năm:

4.000.000 - 6.000.000 VNĐ

- Kinh nghiệm từ 2 - 4 năm:

7.000.000 - 15.000.000 VNĐ

Nhà khoa học lâm nghiệp

- Kinh nghiệm 5 - 10 năm:

20.000.000 - 40.000.000 VNĐ

Chuyên viên quản lý lâm nghiệp

- Kinh nghiệm 1 - 5 năm:

8.000.000 - 18.000.000 VNĐ

Cán bộ kiểm lâm

8.000.000 - 15.000.000 VNĐ

Việc làm ngành ngư nghiệp

Chuyên viên nuôi trồng thủy sản

- Kinh nghiệm 1 - 10 năm:

10.000.000 - 30.000.000 VNĐ

Kiểm ngư viên

6.000.000 - 12.000.000 VNĐ

Chuyên viên quản lý thủy lợi

- Kinh nghiệm 1 - 5 năm:

9.000.000 - 18.000.000 VNĐ

Kiểm soát viên đê điều

5.400.000 - 11.400.000 VNĐ

Thủy thủ đánh bắt thủy, hải sản

10.000.000 - 15.000.000 VNĐ

5. Kỹ năng cần có khi làm trong ngành Nông/ Lâm/ Ngư nghiệp

Việc làm nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp là nhóm ngành lâu đời và có tính rất đặc thù riêng. Hầu hết các công việc trong ngành không đòi hỏi quá nhiều về trình độ khoa học, kỹ thuật. Bù lại, để có để làm tốt trách nhiệm được giao, người làm phải luôn chăm chỉ, cần cù, biết sắp xếp công việc một cách hợp lý. Đặc biệt cần học hỏi và thực nghiệm thật nhiều để có thể phát triển bản thân một cách tốt nhất.

Nhìn chung, việc làm nông nghiệp/ lâm/ ngư nghiệp khá vất vả nên thường đòi hỏi nhiều về tính kiên nhẫn và khả năng ứng biến tốt trong công việc
Nhìn chung, việc làm nông nghiệp/ lâm/ ngư nghiệp khá vất vả nên thường đòi hỏi nhiều về tính kiên nhẫn và khả năng ứng biến tốt trong công việc

Những kỹ năng mà bạn cần trau dồi sớm để bước vào ngành Nông/ Lâm/ Ngư nghiệp gồm:

5.1. Kiến thức chuyên môn

Hiểu biết về quy trình sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp hoặc ngư nghiệp là yếu tố quan trọng. Điều này bao gồm hiểu biết về các phương pháp trồng trọt, chăm sóc cây trồng, quản lý rừng, hoặc kỹ thuật nuôi trồng thủy sản.

5.2. Kỹ năng nghiên cứu, phân tích

Để làm tốt được việc làm nông nghiệp, lâm nghiệp hay ngư nghiệp, mọi người cần phải làm tốt các công việc nghiên cứu mẫu sản phẩm cần nuôi trồng xem đặc tính của chúng là gì, liệu có phù hợp với nhu cầu thị trường hay không? Từ đó có thể xây dựng và triển khai kế hoạch phát triển, đồng thời lựa chọn địa điểm phù hợp để canh tác và vận chuyển.

5.3. Kỹ năng sáng tạo và nắm bắt nhanh nhạy

Có khả năng tìm kiếm, sáng tạo, thử nghiệm các phương pháp mới, công nghệ mới để cải thiện hiệu suất của cây trồng và vật nuôi. Bên cạnh đó, nắm nhanh chóng những xu hướng mới để cung cấp những giải pháp phù hợp, giúp tăng hiệu quả thu hút khách hàng tốt hơn.

5.4. Kỹ năng ứng dụng tin học

Việc sử dụng tốt các phần mềm, ứng dụng tin học sẽ giúp các công việc như thống kê, báo cáo hiệu quả, năng suất của cây trồng, vật nuôi được đầy đủ và chi tiết hơn. Đồng thời những thông số được thể hiện rõ ràng sẽ giúp người chăm sóc, nuôi dưỡng và quản lý nắm rõ được tình hình của cây trồng. Từ đó đề xuất phương án hợp lý để phát triển sản phẩm.

5.5. Thành thạo ngoại ngữ

Trong nền nông nghiệp hiện đại, việc hợp tác giao thoa với các đối tác quốc tế là một yếu tố vô cùng quan trọng. Đây sẽ là cơ hội để bạn vừa có thể tìm kiếm đối tác kinh doanh, đầu tư và phát triển, vừa có thể học hỏi thêm kinh nghiệm và công nghệ hiện đại từ nước ngoài để áp dụng cho nông sản của mình.

5.6. Kỹ năng quản lý và lập kế hoạch

Có khả năng quản lý thời gian, nguồn lực và nhân lực trong quá trình sản xuất và chăm sóc cây trồng hoặc động vật nuôi. Đồng thời biết lập kế hoạch để sắp xếp phân bổ nguồn lực và thời gian chăm sóc sao cho hợp lý.

5.7. Kỹ năng làm việc nhóm

Việc làm nông nghiệp để nâng cao tính chuyên môn và nâng cao năng suất tốt nhất, đội ngũ nhân sự cần biết cách phối hợp và làm việc hiệu quả và ăn ý. Đặc biệt là việc kết nối giữa các khâu từ ươm giống, nhân giống tới nuôi trồng và thu hoạch. Vì vậy khi triển khai một dự án, kỹ năng làm việc đội nhóm là vô cùng quan trọng để có thể hoàn thành mục tiêu tốt nhất.

5.8. Tính kiên trì, nhẫn nại

Thành quả từ sản vật nông nghiệp, lâm nghiệp không thể ngày một, ngày hai là có được. Thời gian có thể mất từ vài tháng tới 5 - 10 năm mới có thể cho thu hoạch tốt nhất. Ngành ngư nghiệp cũng vậy, không chỉ nuôi thủy sản mà cả việc đi đánh bắt cá cũng không thể đơn giản, chỉ đi vài ngày là được thu hoạch tốt. Chính vì vậy, tính cần cù, kiên trì, chịu khó và biết nhẫn lại là yếu tố vô cùng cần thiết

5.9. Kỹ năng giao tiếp, thuyết trình và phản biện

Mặc dù việc làm nông nghiệp, lâm, ngư nghiệp sẽ chủ yếu làm việc với cây trồng và vật nuôi. Nhưng các kỹ năng như giao tiếp, thuyết trình và phản biện vẫn vô cùng quan trọng. Bạn sẽ cần giới thiệu, giải thích với người dân, khách hàng, quản lý, chủ đầu tư về những hạt giống, sản phẩm mới và những phương thức canh tác hiện đại sao cho phù hợp với sản vật.

Đồng thời phản biện những thắc mắc, ý kiến trái chiều về ý tưởng của bản thân và đội nhóm. Từ đó tạo được niềm tin từ mọi người để thúc đẩy doanh số cho sản phẩm.

6. Yêu cầu tuyển dụng đối với việc làm Nông/ Lâm/ Ngư nghiệp

Bên cạnh các yếu tố bắt buộc như như kinh nghiệm, trình độ chuyên môn. Để có tham gia vào thị trường việc làm nông nghiệp, lâm nghiệp và ngư nghiệp, bạn cũng cần phải đáp ứng được những yêu cầu sau đây:

Yêu cầu tuyển dụng đối với việc làm Nông/ Lâm/ Ngư nghiệp thường không quá khắt khe
Yêu cầu tuyển dụng đối với việc làm Nông/ Lâm/ Ngư nghiệp thường không quá khắt khe
  • Tinh thần quyết tâm, chăm chỉ, sẵn sàng gắn bó với công ty, doanh nghiệp từ 5 -10 năm trở lên.

  • Có niềm đam mê, yêu thích và có mục tiêu dài hạn với lĩnh vực việc làm nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp.

  • Thích ứng nhanh với những thay đổi của thị trường, không ngừng nghiên cứu, áp dụng các phương pháp, ứng dụng công nghệ tiên tiến hiện, đại để cải thiện năng suất nuôi trồng.

  • Luôn biết lắng nghe, thấu hiểu, sẻ chia và khích lệ đồng nghiệp, người lao động cấp dưới. Để hiểu được khó khăn chung của mọi người và từ đó tìm ra những giải pháp mới để nâng cao năng suất và cải thiện đời sống cho người lao động.

  • Chịu khó, không ngại làm việc nắng mưa ngoài trời và hoàn cảnh vất vả.

  • Luôn bình tĩnh và biết cách giải quyết những sự cố bất ngờ như thời tiết xấu, dịch bệnh từ cây trồng, thú nuôi…

  • Khả năng phân tích, quan sát nhạy bén để nắm bắt rõ tình trạng sức khỏe của nông sản, đồng thời có thể sớm phát hiện ra các dấu hiệu về dịch bệnh để tránh lây lan, ảnh hưởng đến hiệu quả năng suất.

  • Biết lựa, đo đạc lượng để lựa chọn vị trí, đất đai, môi trường phù hợp với vật nuôi, cây trồng… tính toán lượng phân bón, thực ăn, thuốc men… phù hợp để phát triển vật nuôi, tránh để dư thừa gây lãng phí và phát sinh vốn.

7. Các doanh nghiệp tuyển dụng việc làm ngành Nông/ Lâm/ Ngư nghiệp

Dưới đây là một số công ty, doanh nghiệp tiêu biểu tuyển dụng việc làm nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp hiện nay mà chúng tôi đã tổng hợp. Các bạn có thể tham khảo chi tiết tại bảng thống kê dưới đây hoặc tìm kiếm thêm nhiều vị trí khác đa dạng hơn tại job3s.vn.

Công ty

Lĩnh vực

Vị trí tuyển dụng

Công ty cổ phần Cargill Việt Nam

Nông nghiệp

- Production Planner

- Chuyên viên kinh doanh

- Giám đốc chuỗi cung ứng

Công ty Công nghệ Sinh học R.E.P

Nông nghiệp, Ngư nghiệp, Kinh doanh

- Nhân viên kinh doanh

- Công nhân kỹ thuật trại

- Nhân viên xét nghiệm

- Giám sát sản xuất

Công ty TNHH Sunjin Vina

Nông nghiệp, Ngư nghiệp

- Giám sát sản xuất

- Trưởng trại Tôm

- Nhân viên tư vấn kỹ thuật thú ý

- Kỹ thuật viên trại

- Quản lý chuỗi cung ứng

- Nhân viên kinh doanh

Công ty cổ phần UV

Ngư nghiệp

- Nhân viên kinh doanh

- Kỹ thuật viên trại

Công ty cổ phần thủy sản Việt Úc

Ngư nghiệp, Kinh doanh, Công nghiệp

- Nhân viên kinh doanh

- Công nhân chế biến nhà máy

- Nhân viên nghiên cứu phát triển quy trình sản xuất tôm

Công ty TNHH Dịch vụ Kỹ thuật nuôi trồng thủy sản Minh Phú Aqua Mekong

Ngư nghiệp, Kinh doanh

- Nhân viên kinh doanh

- Chuyên viên kỹ thuật nuôi trồng thủy sản, bệnh học thủy sản

Công ty cổ phần Thái Việt Swine Line

Nông nghiệp

- Nhân viên kinh doanh

- Nhân viên hành chính tại Trại

- Nhân viên đào tạo kỹ thuật Trại

Công ty cổ phần Nông nghiệp Quốc tế Hoàng Anh Gia Lai

Nông nghiệp

- Nhân viên quản lý chất lượng

- Giám sát nông trường

Công ty TNHH MTV MLEAD

Lâm nghiệp, Bất động sản

- Kỹ sư lâm nghiệp

- Kỹ thuật viên hiện trường

- Kỹ sư quản lý đất đai và nông nghiệp

Công ty TNHH Việt Pháp Quốc tế

Nông nghiệp

- Công nhân sản xuất

- Nhân viên kinh doanh

- Nhân viên kỹ thuật thị trường

- Thực tập sinh tại phòng khám thú y

Công ty cổ phần chăn nuôi CP Việt Nam

Nông nghiệp, Ngư nghiệp, Kinh doanh

- Nhân viên kinh doanh

- Nhân viên kế hoạch

- Kỹ sư chăn nuôi thú ý

- Kỹ sư chăn nuôi trang trại

- Kỹ sư công nghệ thực phẩm

- Nhân viên kỹ thuật trại

Công ty TNHH MTV Nông Lâm nghiệp Sông Hiếu

Lâm nghiệp, Kinh doanh

- Nhân viên kinh doanh

- Kỹ sư lâm nghiệp

Nhìn chung, việc làm nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp hiện nay đang là ngành nghề được tuyển dụng rất nhiều và nhà nước quan tâm ưu tiên quan tâm. Với sự cạnh tranh không quá cao, đây sẽ là cơ hội để bạn tìm kiếm công việc phù hợp và tạo được hướng đi riêng cho bản thân trong tương lai.

Nông/ Lâm/ Ngư nghiệp sẽ luôn là ngành mũi nhọn của Việt Nam. Chính vì vậy, việc làm nông nghiệp, lâm nghiệp hay ngư nghiệp sẽ có cơ hội phát triển rất rộng mở. Nếu bạn biết cách ứng dụng khéo léo công nghệ và khoa học của thế giới, chắc chắn bản thân có thể phát triển mạnh mẽ trong lĩnh vực này với mức thu nhập lên hàng tỷ đồng mỗi năm.

Mẫu CV hot theo ngành nghề

chat