Giải đáp director là gì? Sự khác biệt giữa director và CEO

Đóng góp bởi:   CEO Tony Vũ
Thứ Tư, 21/02/2024 17:10:00 +07:00
Director là gì? Director là thuật ngữ chỉ chức danh giám đốc. Thuật ngữ này thường bị nhầm lẫn với CEO. Vậy sự khác biệt giữa 2 thuật ngữ này là gì? Cùng các chuyên gia của job3s.vn giải đáp vấn đề này.

1. Director là gì? Một số khái niệm liên quan

Director là thuật ngữ quen thuộc trong công ty doanh nghiệp. Tuy nhiên không phải ai cũng hiểu rõ director là gì và các chức danh có liên quan.

1.1. Director là gì?

Director là thuật ngữ chỉ chức danh Giám đốc, là người đứng đầu một bộ phận, chi nhánh hoặc là toàn bộ doanh nghiệp. Một số chức danh quen thuộc bạn thường thấy là giám đốc kinh doanh, giám đốc sản xuất. Người đảm nhận vị trí Director có vai trò định hướng, điều hành công ty doanh nghiệp.

Trên thực tế, không phải doanh nghiệp nào cũng có chức danh Director. Các doanh nghiệp có quy mô vừa và nhỏ sẽ có các chức danh khác chỉ người quản lý phù hợp hơn.

Director là gì? Là thuật ngữ chỉ chức danh giám đốc
Director là gì? Là thuật ngữ chỉ chức danh giám đốc

1.2. Operation Director là gì?

Operation Director được hiểu là giám đốc vận hành. Vị trí này có vai trò giám sát, chỉ đạo các công việc hàng ngày của công ty, doanh nghiệp. Với mỗi ngành nghề, lĩnh vực hoạt động của công ty, Operation Director sẽ có những nhiệm vụ, chức năng khác nhau. Tuy nhiên, vẫn có một điểm chung đó là Operation Director là người chịu trách nhiệm chính trước sự vận hành trơn tru và hiệu quả của tổ chức. Một số công việc mà Operation Director thường đảm nhận là:

- Quản lý nhân sự

- Quản lý chuỗi cung ứng

- Quản lý tài chính

- Quản lý quy trình kinh doanh.

1.3. Managing Director là gì?

Managing Director (MD) là chức danh Giám đốc điều hành, đây là vị trí cấp cao trong tổ chức. Với vai trò là MD, họ chịu trách nhiệm báo cáo công việc trực tiếp với hội đồng quản trị về tình hình kinh doanh, đồng thời là người đưa ra các quyết định quan trọng về sự tăng trưởng và phát triển của doanh nghiệp.

Ngoài ra, Managing Director còn đảm nhận công việc quản lý trực tiếp các chính sách quảng bá, chiến lược bán hàng. Cùng với đó, họ là người đại diện thương hiệu trước truyền thông hoặc trong các sự kiện.

Managing Director (MD) là chức danh Giám đốc điều hành
Managing Director (MD) là chức danh Giám đốc điều hành

1.4. Board of Directors là gì?

Board of Director có tên viết tắt là BOD. Đây là thuật ngữ chỉ ban lãnh đạo, ban giám đốc, tại một số mô hình doanh nghiệp, BOD cũng có thể hiểu là Hội đồng quản trị. Ban giám đốc là những người đặc biệt quan trọng trong doanh nghiệp, đóng vai trò chủ chốt, “đầu tàu” chịu trách nhiệm chèo lái doanh nghiệp, ảnh hưởng trực tiếp đến sự thành công của tổ chức.

Với tính chất đặc biệt quan trọng, các thành viên của Board of Director thường xuyên phải tham gia các cuộc họp để thiết lập chính sách quản lý doanh nghiệp, định hướng phát triển một cách chặt chẽ và nâng cao hiệu suất nhất có thể.

Thành viên của Ban lãnh đạo gồm những vị trí chủ chốt như chủ tịch, giám đốc điều hành, các giám đốc chức năng khác. Số lượng thành viên của BOD không giới hạn, có thể có từ 3 đến 31 thành viên. Tuy nhiên, số lượng tối ưu nhất nên là 7 thành viên hội đồng quản trị.

Board of director là thuật ngữ chỉ ban lãnh đạo, ban giám đốc, tại một số mô hình doanh nghiệp
Board of director là thuật ngữ chỉ ban lãnh đạo, ban giám đốc, tại một số mô hình doanh nghiệp

2. Công việc của Director là gì?

Director là giám đốc, người đóng vai trò chủ chốt, vậy công việc cụ thể của Director là gì? Dưới đây là một số công việc chung mà một Director thường làm:

2.1. Lên kế hoạch kinh doanh

Director có trách nhiệm lên kế hoạch kinh doanh, nhằm giúp doanh nghiệp có các định hướng rõ ràng, cụ thể để hướng tới mục tiêu chung. Nhờ có các chiến lược rõ, Director sẽ có những quyết định chính xác hơn trong việc đầu tư tài chính, quản lý chi phí, phát triển sản phẩm và mở rộng thị trường. Ngoài ra, điều này còn giúp Director có những đánh giá và kiểm soát hiệu quả trong kinh doanh.

2.2. Tuyển dụng nhân tài, phát triển nguồn nhân lực.

Director không phải là người trực tiếp tham gia vào khâu tuyển dụng, nhưng director có trách nhiệm đưa ra các tiêu chí đánh giá ứng viên rõ ràng, đảm bảo tuyển dụng nhân sự phù hợp với công ty. Từ đó, bộ phận HR chiêu mộ được nhân tài, đảm bảo chất lượng nhân sự.

Ngoài ra, Director có trách nhiệm đào tạo nhân sự, giúp nhân viên trang bị đầy đủ kiến thức, kỹ năng cần có để đáp ứng công việc. Ở một khía cạnh khác, Director còn dùng hình ảnh cá nhân của mình như một chính sách thu hút nhân sự về cho công ty.

Director có trách nhiệm đào tạo nhân sự
Director có trách nhiệm đào tạo nhân sự

2.3. Tạo dựng, duy trì mối quan hệ với đối tác

Tạo dựng và duy trì mối quan hệ với đối tác giúp Director đảm bảo việc nhanh đàm phán ký kết được các hợp đồng thỏa thuận diễn ra một cách thuận lợi, nhanh chóng.

Ngoài ra, việc có mối quan hệ tốt đẹp với đối tác giúp doanh nghiệp tăng sức cạnh tranh trên thị trường, góp phần phát triển bền vững doanh nghiệp. Director cần xây dựng chiến lược quan hệ, lựa chọn đối tác phù hợp với tổ chức, duy trì quan hệ sau quá trình hợp tác.

2.4. Đàm phán, ký kết

Director giữ vị trí cấp cao trong tổ chức, là người đại diện công ty tham gia đàm phán, ký kết hợp đồng với khách hàng, nhà cung cấp, nhà sản xuất. Director cần đảm bảo các điều khoản hợp đồng đảm bảo tính pháp lý và có lợi cho đôi bên, giải quyết được các vấn đề phát sinh.

Director tham gia đàm phán ký kết hợp đồng
Director tham gia đàm phán ký kết hợp đồng

3. Tố chất cần có của Director

Bên cạnh việc hiểu rõ Director là gì, bạn cũng cần nắm được những tố chất cần có của người đảm nhiệm vị trí này. Là người nắm vai trò lãnh đạo, director phải hội tụ những tố chất cần thiết, cụ thể:

3.1. Kỹ năng lãnh đạo

Với người giữ chức danh Director, kỹ năng lãnh đạo là tố chất quan trọng nhất cần có. Khả năng lãnh đạo của Director được thể hiện trên nhiều phương diện như quản lý nhân viên, phân bổ công việc phòng ban hợp lý, thúc đẩy tinh thần làm việc của nhân viên, đảm bảo toàn bộ nhân sự công ty đồng lòng với chiến lược, một lòng đưa công ty đạt được mục tiêu.

3.2. Tư duy chiến lược

Tư duy chiến lược là yếu tố quan trọng giúp Director khẳng định vị trí của mình trong doanh nghiệp. Họ là người đưa ra các quyết định quan trọng, việc có tư duy chiến lược giúp doanh nghiệp nhìn ra tiềm năng phát triển trong tương lai, lường trước được những rủi ro có thể xảy ra để tìm phương án giải quyết phù hợp.

Director là người có tư duy chiến lược
Director là người có tư duy chiến lược

3.3. Tầm nhìn

Cùng với tư duy chiến lược, tầm nhìn là yếu tố mà một người giám đốc cần có. Nhờ có tầm nhìn xa trông rộng, thấy được bức tranh toàn cảnh mà doanh nghiệp, Director sẽ có những kế hoạch, chiến lược hợp lý trong tương lai.

3.4. Khả năng quyết đoán

Sự quyết đoán của người Director giúp doanh nghiệp có được những quyết định đúng đắn phù hợp nhất. Để đưa ra quyết định cuối cùng, Director phải thu thập thông tin, phân tích và lựa chọn giải pháp tối ưu nhất. Khả năng quyết đoán cho thấy năng lực, kiến thức, kinh nghiệm cũng như trách nhiệm của Director.

3.5. Quản lý rủi ro

Với một tổ chức, doanh nghiệp, rủi ro là điều hoàn toàn có thể xảy ra. Nhiệm vụ của Director là lường trước rủi ro để có giải pháp ngăn chặn, khi rủi ro đã xảy ra phải có phương án xử lý.

Ngoài ra, quản lý rủi ro còn bao gồm việc xây dựng kế hoạch dự phòng nhằm đảm bảo sự vận hành trơn tru, quyết định đến thành công của dự án. Bên cạnh đó, Director cũng cần đánh giá lại hiệu quả sau khi kết thúc dự án, để rút kinh nghiệm và tránh mắc sai lầm tương tự ở dự án tiếp theo.

Với người giữ chức danh Director, kỹ năng lãnh đạo, tầm nhìn chiến lược, nhạy bén trong kinh doanh là điều cần có. Để hội tụ những tố chất này, Director phải trải qua quá trình trau dồi, học hỏi làm việc một cách nghiêm túc, không ngừng nghỉ để đạt đến thành công.

Lường trước rủi ro cũng là điều director cần có
Lường trước rủi ro cũng là điều director cần có

Xem thêm: Mẫu cv xin việc chuyên nghiệp, top cv mẫu đẹp cho mọi ngành nghề

4. Cơ hội và thách thức của Director

Director là một vị trí quan trong, do đó cùng với các cơ hội mà chức doanh này mang lại. Tuy vậy, vị trí này cũng phải đối mặt với các thách thức nhất định.

4.1. Cơ hội

- Với vị trí director, họ sẽ nhận được lương thưởng, phúc lợi chế độ ưu đãi tốt hơn các vị trí khác. Đặc biệt với các công ty đa quốc gia, doanh nghiệp tập đoàn lớn, mức thu nhập đối với vị trí này là cực kỳ cao.

- Director là người có sức ảnh hưởng đến nhân viên trong công ty, điều này khiến họ nâng cao sự uy tín, xây dựng được ảnh hưởng của mình đến tổ chức doanh nghiệp nói riêng và thị trường lao động, việc làm nói chung.

- Với việc đại diện bộ phận chi nhánh tham gia các cuộc hội thảo sự kiện, giúp Director mở rộng mối quan hệ, nâng cao mạng lưới kết nối của mình.

Director có cơ hội mở rộng mối quan hệ
Director có cơ hội mở rộng mối quan hệ

4.2. Thách thức

Director có vị trí cao, cơ hội rộng mở, phải đánh đổi bằng những áp lực. Một trong số đó phải kể đến:

- Phải luôn tỉnh táo, đưa ra những quyết định đúng đắn. Một quyết định của Director có thể ảnh hưởng đến cả một tập thể, do đó họ phải cân trọng trong quyết định của mình. Đảm bảo hoạt động của công ty diễn ra hiệu quả suôn sẻ.

- Trong môi trường cạnh tranh khốc liệt, Director phải có những chiến lược phù hợp, đáp ứng nhu cầu của thời đại nhằm nâng cao khả năng cạnh tranh, không bị đào thải trên thị trường.

- Đảm bảo cập nhật những thông tin, công nghệ mới nhất cho doanh nghiệp để tăng hiệu suất làm việc của tổ chức.

- Chịu trách nhiệm trước rủi ro xảy ra và đề xuất phương án kịp thời.

Director phải luôn đảm bảo cập nhật những công nghệ thông tin mới cho doanh nghiệp
Director phải luôn đảm bảo cập nhật những công nghệ thông tin mới cho doanh nghiệp

5. Sự khác biệt giữa Director và CEO

Nếu không hiểu rõ Director là gì, nhiều người cho rằng vị trí này giống với CEO. Thực chất, Director và CEO đều là thuật ngữ chỉ vị trí điều hành doanh nghiệp, do đó có thể thay thế cho nhau. Tuy nhiên, hai chức danh này cũng có những điểm khác biệt sau đây:

Tiêu chí

Director

CEO

Địa lý

Thuật ngữ Director được sử dụng chủ yếu ở các quốc gia châu Âu.

CEO được sử dụng chủ yếu ở các nước châu Á, châu Mỹ

Vị trí trong cơ cấu tổ chức

Director là người đứng đầu một tổ chức, thường là bộ phận hoặc chi nhánh.

Có quyền quản lý và điều hành bộ phận, chi nhánh đó.

CEO là người đứng đầu, nắm giữ mọi hoạt động của tổ chức. Có thể hiểu tổ chức này lớn hơn tổ chức mà Director giữ vai trò quản lý.

CEO là người quyết định các vấn đề liên quan đến tổ chức đó.

Quyền hạn

Director chủ yếu tập trung vào các hoạt động trong phạm vi họ quản lý, định hướng chiến lược, phát triển sản phẩm cũng như nhân viên trong bộ phận chi nhánh đó.

CEO là người có quyền lực cao hơn so với Director. Họ có quyền quyết định chiến lược, cấu trúc tổ chức, quản lý chung cũng như định hướng phát triển trong tương lai.

Trách nhiệm

Director có trách nhiệm đảm bảo bộ phận, chi nhánh hoạt động hiệu quả.

Tuy nhiên không phải chịu trách nhiệm trước cổ đông.

CEO đảm bảo tổ chức phát triển tốt, có lợi nhuận và tăng trưởng.

CEO có trách nhiệm báo cáo trước hội đồng sáng lập, cổ đông công ty.

Tham khảo ngay ý nghĩa tên chức vụ/vị trí phổ biến trên thị trường lao động hiện nay:

Pgd là gì

Thư ký là gì

Fresher là gì

CSO là gì

Senior là gì

CMO là gì

Chuyên viên là gì

Management là gì

CPO là gì

General manager là gì

Project manager là gì

Leader là gì

Co-founder là gì

Director là gì

Intern là gì

Cio là gì

Coo là gì

Manager là gì

Cco là gì

Junior là gì

Pa là gì

CFO là gì

Cfo là gì

Specialist là gì

Chairman là gì

PM là gì

Ceo là gì

Để trở thành một Director đòi hỏi một quá trình học hỏi lao động hăng say, nghiêm túc không ngừng nghỉ. Hiểu được director là gì, cũng những công việc nhiệm vụ của vị trí này giúp bạn có những định hướng phù hợp hơn với năng lực. Từ đó, phấn đấu trở thành một Director trong tương lai.

Bài viết liên quan
Mô tả chi tiết công việc của giám đốc nhân sự vị trí quan trọng nhất nhì trong công ty

Mô tả chi tiết công việc của giám đốc nhân sự vị trí quan trọng nhất nhì trong công ty

Công việc của giám đốc nhân sự là gì? Điều tiên quyết để một doanh nghiệp thành công và vươn xa đó chính là yếu tố con người. Để quản lý tốt nhân lực, doanh nghiệp cần phải có một người giám đốc nhân sự giỏi, nhiều kinh nghiệm và tâm lý. Trong bài chia sẻ này, job3s sẽ mô tả chi tiết về vị trí giám đốc nhân sự. Nếu bạn thấy mình có khả năng và phù hợp với vị trí này thì hãy ứng tuyển ngay.
Xem thêm »
Giải mã thắc mắc: Ngành quản trị nhân lực học trường nào?

Giải mã thắc mắc: Ngành quản trị nhân lực học trường nào?

Ngành quản trị nhân lực học trường nào là mối quan tâm hàng đầu của các bạn học sinh, sinh viên hiện nay. Việc chọn ngôi trường có chương trình đào tạo hay, phù hợp với khả năng, định hướng của bản thân sẽ giúp bạn yên tâm để theo học suốt 4 năm cũng như tự hào khi cầm bằng cấp trên tay. Top 7 ngôi trường đào tạo chuyên ngành quản trị nhân lực dưới đây sẽ giúp bạn có sự lựa chọn dễ dàng hơn.
Xem thêm »
Người lao động là gì? Hãy nắm rõ nội dung về quyền của người lao động

Người lao động là gì? Hãy nắm rõ nội dung về quyền của người lao động

Người lao động là gì và quyền của người lao động như thế nào? Hiện nay, rất nhiều người lao động không nắm được quyền lợi, cũng như các nghĩa vụ cần thực hiện. Người lao động cần hiểu rõ các nội dung này để bảo vệ quyền lợi của mình.
Xem thêm »
Để trở thành tư vấn viên nhất định phải nắm được những điều này

Để trở thành tư vấn viên nhất định phải nắm được những điều này

Muốn trở thành một tư vấn viên chuyên nghiệp bạn cần trau dồi nhiều kiến thức chuyên môn, kỹ năng thuyết phục khách hàng và một ngoại hình thu hút. Đồng thời, bạn cần xác định rõ lĩnh vực bạn muốn tư vấn để có những kế hoạch cho sự phát triển sự nghiệp trong tương lai. Những thông tin chia sẻ trong bài viết này sẽ giúp bạn có cái nhìn tổng quát về nghề tư vấn.
Xem thêm »
Khái niệm Infographic là gì? Bí quyết để thiết kế Infographic chuyên nghiệp

Khái niệm Infographic là gì? Bí quyết để thiết kế Infographic chuyên nghiệp

Infographic là thuật ngữ được dùng phổ biến trong thiết kế ấn phẩm đồ họa. Việc hiểu rõ khái niệm Infographic là gì đóng vai trò rất quan trọng, nhất là trong các hoạt động quảng cáo, truyền thông và marketing.
Xem thêm »
Tự do tài chính là gì? Vì sao người trẻ hiện nay nên tự do tài chính?

Tự do tài chính là gì? Vì sao người trẻ hiện nay nên tự do tài chính?

Tự do tài chính là gì? Đây là thuật ngữ ngày càng phổ biến trong đời sống, đặc biệt với những người trẻ có nhu cầu lớn về trải nghiệm, không muốn bị gò bó trong công việc hành chính. Vậy thuật ngữ này được hiểu là gì và làm sao để đạt được tự do tài chính?
Xem thêm »
Chạy KPI Là Gì? Bí quyết chạy KPI cuối tháng hiệu quả

Chạy KPI Là Gì? Bí quyết chạy KPI cuối tháng hiệu quả

Chạy KPI là gì? Chạy KPI cuối tháng được xem là động lực để nhân viên nỗ lực làm việc nhằm đạt chỉ tiêu, yêu cầu đã đề ra từ cấp trên, góp phần thúc đẩy sự phát triển của doanh nghiệp. Để đáp ứng đủ KPI, ngoài chăm chỉ, bạn cũng cần phải có những bí quyết riêng.
Xem thêm »
Content Creator Là Gì? Mô tả công việc và yêu cầu kỹ năng cần có

Content Creator Là Gì? Mô tả công việc và yêu cầu kỹ năng cần có

Nhân viên Content Rreator là gì? Khi quyết định làm Content Creator, bạn cần phải có sự sáng tạo, khả năng truyền đạt và diễn giải để tạo ra thông tin có nội dung thu hút đông đảo công chúng mục tiêu. Tuy nghề này có mức lương khá ổn, nhiều cơ hội thăng tiến nhưng đòi hoiri người làm phải thường xuyên rèn luyện và không ngừng cập nhật xu hướng.
Xem thêm »
Top những ngành nghề lương cao cho nữ được săn đón nhất hiện nay

Top những ngành nghề lương cao cho nữ được săn đón nhất hiện nay

Những ngành nghề lương cao cho nữ sẽ bao gồm các công việc như: làm đẹp, makeup, đầu bếp, kế toán, thiết kế thời trang… Mức lương sẽ dao động từ vài triệu cho đến vài chục triệu tùy vào năng lực cũng như vị trí làm việc.
Xem thêm »
Học ngôn ngữ Anh ra làm gì? Có dễ tìm việc không?

Học ngôn ngữ Anh ra làm gì? Có dễ tìm việc không?

Học ngôn ngữ Anh ra làm gì? Sau khi tốt nghiệp ngành học này bạn có thể đảm nhận các công việc như Biên/ phiên dịch, dịch thuật tại các tổ chức, làm thư ký, trợ lý cho các công ty/doanh nghiệp nước ngoài… cùng rất nhiều công việc liên quan khác. Thế nhưng, công việc này có dễ xin hay không và mức lương như thế nào?
Xem thêm »

Mẫu CV hot theo ngành nghề

Back to top

Job3s có thể giúp gì cho bạn?
chat