Nhân viên là gì? Phân biệt sự khác nhau giữa nhân viên và chuyên viên

Đóng góp bởi:   CEO Tony Vũ
Thứ Hai, 15/04/2024 18:30:00 +07:00
Nhân viên là gì? Đây là một thuật ngữ quá quen thuộc trong cuộc sống đời thường. Vậy sự khác nhau giữa nhân viên và chuyên viên trong doanh nghiệp là gì? Tại sao mọi doanh nghiệp đều cần sự gắn kết nhân viên? Hãy cùng job3s tìm hiểu sâu hơn về vấn đề này thông qua bài viết dưới đây.

1. Nhân viên là gì?

Nhân viên là gì? Nhân viên là một thuật ngữ được sử dụng để chỉ những người làm việc trong các tổ chức, công ty, doanh nghiệp hay cơ quan bất kỳ, với vai trò và trách nhiệm cụ thể tùy thuộc vào từng chức vụ. Có thể hiểu, nhân viên chính là người lao động.

Các nhân viên có thể được phân loại theo nhiều tiêu chí khác nhau như: Chức vụ, bậc lương, trình độ học vấn, kinh nghiệm chuyên môn,...

Các nhân viên đóng vai trò quan trọng trong việc giúp các tổ chức hoạt động hiệu quả và đạt được mục tiêu của mình. Họ cần có các kỹ năng và năng lực cần thiết để làm việc hiệu quả và đáp ứng yêu cầu của công việc.

khái niệm nhân viên là gì
Nhân viên là những người làm việc trong các tổ chức, công ty, doanh nghiệp hay cơ quan bất kỳ

2. Cách phân loại nhân viên

Khi đã nắm rõ khái niệm nhân viên là gì, hãy cùng tìm hiểu cách phân loại nhân viên như thế nào. Nhân viên là một thuật ngữ chung để chỉ những người lao động làm việc trong các tổ chức, công ty, doanh nghiệp, tập đoàn. Tuy nhiên, tuỳ theo cách phân loại khác nhau mà nhân viên sẽ có nhiều dạng và hình thức tồn tại:

2.1. Phân loại theo tên gọi công việc

Phân loại nhân viên theo tên gọi gắn với công việc là cách phân loại phổ biến hiện nay. Với cách phân loại này, các bạn sẽ ghép từ nhân viên với nghề nghiệp, vị trí công việc của họ. Ví dụ như: Nhân viên Marketing, nhân viên kinh doanh, nhân viên IT,...

2.2. Phân loại theo thời gian làm việc

Dựa vào thời gian làm việc thì nhân viên có thể chia làm 2 loại là nhân viên toàn thời gian (full time) và nhân viên bán thời gian (part time):

  • Nhân viên toàn thời gian (full time): Đây là mẫu nhân viên sẽ đi làm đầy đủ theo thời gian cố định là 8 tiếng/ngày. Những nhân viên này thường làm việc toàn thời gian cố định và không bị vướng bận bởi những vấn đề khác.

  • Nhân viên bán thời gian (part time): Đây là mẫu nhân viên sẽ chỉ làm trong một khoảng thời gian cụ thể, thường là nửa ngày chứ không làm hết 8 tiếng/ngày. Nhân viên part time thường là học sinh, sinh viên, người có thời gian rảnh rỗi,...

các cách phân loại nhân viên
Phân loại nhân viên dựa vào nhiều tiêu chí khác nhau như tên gọi công việc, thời gian làm việc hoặc sự công nhận

2.3. Phân loại theo sự công nhận

Với tiêu chí về sự công nhận thì nhân viên sẽ được chia ra làm 2 loại: Nhân viên chính thức và nhân viên không chính thức.

  • Nhân viên chính thức: Là những người lao động được công ty công nhận bằng một bản hợp đồng lao động kéo dài từ 1 - 3 năm tuỳ thuộc vào từng công ty. Khi trở thành nhân viên chính thức thì sẽ được hưởng đầy đủ các quyền lợi, chính sách đãi ngộ, chính sách nhân sự mà công ty đưa ra cùng với đó là việc đảm bảo thực hiện tốt trách nhiệm của mình với công ty.

  • Nhân viên không chính thức: Đây là nhân viên được bổ nhiệm cho vị trí công việc do chưa có người phù hợp để thay thế. Nhân viên tạm thời sẽ được ký kết hợp đồng trong một khoảng thời gian lao động ngắn để công ty có thể tìm kiếm được người phù hợp. Dù là nhân viên tạm thời, nhưng cá nhân đó vẫn được hưởng các quyền lợi mà một nhân viên được có.

Tóm lại, về cơ bản thì nhân viên có thể được chia thành các loại như trên. Tuỳ theo từng hoàn cảnh cụ thể mà sẽ có cách gọi nhân viên sao cho phù hợp nhất có thể.

3. Phân biệt nhân viên và chuyên viên

Các yếu tố để phân biệt chuyên viên và nhân viên là gì? Dưới đây là bảng phân biệt cụ thể sự khác nhau giữa nhân viên và chuyên viên:

Tiêu chí/Vị trí công việc

Nhân viên

Chuyên viên

Khái niệm

Danh xưng gọi chung cho người lao động làm việc trong các tổ chức, doanh nghiệp, tập đoàn.

Về bản chất cấp bậc, chuyên viên có vị trí cao hơn so với chức danh nhân viên. Yêu cầu tuyển dụng ở cấp chuyên viên, các nhà tuyển dụng cần các ứng viên có bằng cấp đại học ngành liên quan cũng như kinh nghiệm từ 1 – 3 năm.

Tính chất công việc nhân viên là gì?

Nhân viên có trách nhiệm và vai trò là thành viên đóng góp ý kiến và xây dựng thêm cho hiệu quả. Ở vị trí này, thường không yêu cầu quá cao về bằng cấp hay kinh nghiệm.

Chịu trách nhiệm cho các đầu việc cần đảm bảo tính chuyên môn cao và kinh nghiệm sâu rộng hơn.

Mô tả công việc

- Đảm nhiệm các công việc hành chính như hợp đồng, giấy tờ, thuế,...

- Thực hiện phát triển các kênh cộng đồng của công ty theo kế hoạch đã đề ra từ trước.

- Chăm sóc khách hàng thân thiết và các đối tác vừa và nhỏ của doanh nghiệp.

- Đề xuất các ý tưởng để cùng nhau nâng cao chất lượng kế hoạch.

- Một số công việc khác nếu cấp trên yêu cầu thêm.

- Nghiên cứu, phân tích và định hướng phát triển cũng như lập kế hoạch kinh doanh trong thời gian ngắn hạn và dài hạn cho doanh nghiệp.

- Xây dựng mối quan hệ với khách hàng, các đối tác,...

- Quản trị nhân sự bên dưới và trao đổi công việc với các phòng ban khác trong công ty để đảm bảo tiến độ công việc tốt nhất.

- Báo cáo mức độ hoàn thành công việc cũng như kết quả công việc cho cấp trên là các giám đốc, quản lý cấp cao,...

Xem thêm: Chuyên Viên Là Gì? Tổng Hợp Những Quy Định Về Tiêu Chuẩn Và Ngạch Chuyên Viên

4. Yêu cầu để trở thành nhân viên là gì?

Các kỹ năng cần có của nhân viên là gì? Để trở thành nhân viên làm việc trong các tổ chức, công ty, tập đoàn thì cần có những kỹ năng sau:

  • Kỹ năng mềm: Các doanh nghiệp đều có nhu cầu tìm kiếm nhân viên có kỹ năng như giao tiếp, teamwork, quản lý thời gian, giải quyết vấn đề,...

  • Ngoại ngữ: Với sự phát triển của kinh tế toàn cầu, việc biết nhiều ngoại ngữ là một lợi thế lớn cho các ứng viên.

  • Kỹ năng chuyên môn: Đối với những vị trí công việc đòi hỏi kỹ năng chuyên môn như IT, Marketing, tài chính,... sẽ liên quan đến các kỹ năng cơ bản như lập trình, phân tích dữ liệu, thiết kế đồ hoạ, quản lý dự án,...

yêu cầu để trở thành nhân viên
Để trở thành nhân viên làm trong các tổ chức, công ty, doanh nghiệp cần phải chuẩn bị những kỹ năng cần thiết

Xem thêm: Kỹ Năng Mềm Là Gì? Yếu Tố Quan Trọng Trong Công Việc Và Cuộc Sống

5. Những nhân tố hình thành sự gắn kết nhân viên trong doanh nghiệp

Bên cạnh việc nắm rõ khái niệm nhân viên là gì, thì bạn cũng cần phải biết các nhân tố hình thành nên sự gắn kết nhân viên trong doanh nghiệp hiện nay. Dưới đây là các nhân tố quan trọng hình thành nên sự gắn kết giữa các nhân viên trong doanh nghiệp:

  • Giao tiếp: Một môi trường làm việc thoải mái, cởi mở cho phép tự do đóng góp, tự do nêu ý kiến và thể hiện bản thân là bước đầu hình thành sự kết nối nhân viên và doanh nghiệp.

  • Mục đích: Mỗi nhân viên đều muốn được khẳng định bản thân cũng như sự công nhận các giá trị mà mình đem lại cho công ty. Vì vậy, công ty cần cho nhân viên của mình nhận thấy rõ được giá trị của họ và công ty cần họ như thế nào.

  • Không gian làm việc: Công ty là nơi mà nhân viên dành phần lớn thời gian trong ngày để gắn bó. Do đó, một môi trường làm việc thân thiện, đầy đủ tiện nghi sẽ giúp nhân viên thoải mái làm việc hiệu quả hơn.

nhân tố quan trọng hình thành nên sự gắn kết giữa các nhân viên
Không gian làm việc thoải mái sẽ giúp nhân viên thoải mái và tăng khả năng sáng tạo
  • Chăm sóc sức khỏe: Nếu nhân viên được chăm sóc sức khỏe tốt, tỷ lệ nghỉ phép do ốm đau sẽ giảm, đồng nghĩa với việc năng suất lao động tăng. Bên cạnh đó, nếu phúc lợi đủ tốt, làm hài lòng nhân viên thì họ sẽ có xu hướng gắn bó lâu dài để hưởng những chế độ tuyệt vời này.
  • Sự công nhận: Sự gắn kết được hình thành khi công ty quan tâm, và ghi nhận những đóng góp nỗ lực của nhân viên. Sự ghi nhận cũng sẽ giúp nhân viên cảm thấy mình được quan tâm, tôn trọng và tạo động lực để cống hiến và gắn bó với công ty.

  • Phát triển bản thân: Một công ty được đánh giá cao là phải giúp nhân viên phát triển được bản thân cũng như có các cơ hội thăng tiến trong sự nghiệp của họ.

  • Tình bạn: Việc phát triển tình bạn tại nơi làm việc giúp nhân viên kết nối về mặt cảm xúc cũng như gắn kết và làm việc hiệu quả.

  • Người quản lý tốt: Những nhà quản lý giỏi, tạo được cảm xúc tích cực, làm nhân viên cảm thấy hào hứng sẽ là người truyền động lực rất lớn cho nhân viên.

Trên đây là những chia sẻ của chúng tôi về khái niệm nhân viên là gì và cách phân biệt chuyên viên và nhân viên trong doanh nghiệp. Hy vọng qua bài viết này bạn đã hiểu được yếu tố tạo nên sự kết nối nhân viên giúp quản lý công ty, doanh nghiệp tốt hơn.

Bài viết liên quan
Khái niệm Infographic là gì? Bí quyết để thiết kế Infographic chuyên nghiệp

Khái niệm Infographic là gì? Bí quyết để thiết kế Infographic chuyên nghiệp

Infographic là thuật ngữ được dùng phổ biến trong thiết kế ấn phẩm đồ họa. Việc hiểu rõ khái niệm Infographic là gì đóng vai trò rất quan trọng, nhất là trong các hoạt động quảng cáo, truyền thông và marketing.
Xem thêm »
Tự do tài chính là gì? Vì sao người trẻ hiện nay nên tự do tài chính?

Tự do tài chính là gì? Vì sao người trẻ hiện nay nên tự do tài chính?

Tự do tài chính là gì? Đây là thuật ngữ ngày càng phổ biến trong đời sống, đặc biệt với những người trẻ có nhu cầu lớn về trải nghiệm, không muốn bị gò bó trong công việc hành chính. Vậy thuật ngữ này được hiểu là gì và làm sao để đạt được tự do tài chính?
Xem thêm »
Học ngôn ngữ Anh ra làm gì? Có dễ tìm việc không?

Học ngôn ngữ Anh ra làm gì? Có dễ tìm việc không?

Học ngôn ngữ Anh ra làm gì? Sau khi tốt nghiệp ngành học này bạn có thể đảm nhận các công việc như Biên/ phiên dịch, dịch thuật tại các tổ chức, làm thư ký, trợ lý cho các công ty/doanh nghiệp nước ngoài… cùng rất nhiều công việc liên quan khác. Thế nhưng, công việc này có dễ xin hay không và mức lương như thế nào?
Xem thêm »
Quy trình tuyển dụng nhân sự: Bí quyết tìm kiếm nhân tài hiệu quả

Quy trình tuyển dụng nhân sự: Bí quyết tìm kiếm nhân tài hiệu quả

Quy trình tuyển dụng nhân sự là một chuỗi các hoạt động bao gồm xác định nhu cầu, tìm kiếm ứng viên, sàng lọc và đưa ra kết quả cuối cùng. Xây dựng một quy trình hiệu quả có thể giúp doanh nghiệp tìm được ứng viên phù hợp và thúc đẩy hiệu suất công việc gia tăng.
Xem thêm »
CCCD là gì? Ý nghĩa của 12 số căn cước công dân gắn chíp

CCCD là gì? Ý nghĩa của 12 số căn cước công dân gắn chíp

Khái niệm CCCD là gì? CCCD là viết tắt của cụm từ căn cước công dân. Đây là một trong những loại giấy tờ đặc biệt quan trọng của công dân khi sinh sống và làm việc tại Việt Nam. Nội dung bài viết bên dưới sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về CCCD cũng như tầm quan trọng của loại giấy tờ này.
Xem thêm »
Tìm việc làm tại Phú Mỹ Hưng quận 7, gợi ý việc làm hot mới nhất

Tìm việc làm tại Phú Mỹ Hưng quận 7, gợi ý việc làm hot mới nhất

Bạn đang tìm việc làm tại Phú Mỹ Hưng quận 7 nhưng không biết khu vực này đang tuyển dụng những công việc gì? Làm thế nào để kiếm việc nhanh tại Phú Mỹ Hưng? Hàng nghìn cơ hội việc làm hot được cập nhật liên tục tại job3s sẽ giúp bạn có thêm lựa chọn phù hợp nhất. Tham khảo ngay sau đây.
Xem thêm »
Tìm việc làm ở quận 7 đường Nguyễn Thị Thập lương cao đi làm ngay

Tìm việc làm ở quận 7 đường Nguyễn Thị Thập lương cao đi làm ngay

Bạn đang muốn tìm việc làm ở quận 7 đường Nguyễn Thị Thập? Đây là khu vực đông dân cư, kinh tế phát triển, có nhiều cơ hội việc làm thu nhập cao. Tại job3s, có hàng nghìn cơ hội việc làm hấp dẫn. Bất cứ độ tuổi nào, trình độ nào, bằng cấp nào cũng đều có thể tìm kiếm được công việc phù hợp với thu nhập tương xứng.
Xem thêm »
Ứng viên là gì? Các yếu tố quan trọng nhà tuyển dụng muốn có ở một ứng viên

Ứng viên là gì? Các yếu tố quan trọng nhà tuyển dụng muốn có ở một ứng viên

Ứng viên là gì? Trong quy trình tuyển dụng, ứng viên là một thuật ngữ rất quen thuộc. Mục tiêu hầu hết của các nhà tuyển dụng là mong muốn tìm được các ứng viên tiềm năng bổ sung vào bộ máy nhân sự của tổ chức, doanh nghiệp. Dưới đây, job3s.vn sẽ bật mí cho bạn cách yếu tố quan trọng mà nhà tuyển dụng muốn có ở một ứng viên.
Xem thêm »
Cách viết đoạn văn giới thiệu bản thân bằng tiếng Hàn được lòng người bản xứ

Cách viết đoạn văn giới thiệu bản thân bằng tiếng Hàn được lòng người bản xứ

Việc viết đoạn văn giới thiệu bản thân bằng tiếng Hàn hay, chỉn chu sẽ giúp bạn tạo ấn tượng mạnh mẽ với người bản xứ. Bạn có thể bắt đầu với những lời chào quen thuộc, sau đó giới thiệu cụ thể về ngành học, sở thích,... Hãy tham khảo các gợi ý dưới đây để có thể chuẩn bị một đoạn văn giới thiệu thật hoàn hảo.
Xem thêm »
Tìm việc làm ở quận 12 làm tạp vụ lương cao, ổn định

Tìm việc làm ở quận 12 làm tạp vụ lương cao, ổn định

Rất nhiều người đang tìm việc làm ở quận 12 làm tạp vụ lương cao, ổn định. Ngày nay, công việc tạp vụ dần trở nên phổ biến và thu hút sự quan tâm đặc biệt của chị em phụ nữ. Bởi lẽ nhu cầu tuyển dụng công việc này trên thị trường khá cao, đồng thời đây là công việc mang tính linh hoạt, đặc biệt giúp họ ổn định về tài chính. Bạn có nhu cầu tìm việc làm ở quận 12 làm tạp vụ thì nhất định tham khảo những thông tin dưới đây trước khi nộp đơn.
Xem thêm »

Mẫu CV hot theo ngành nghề

Back to top

Job3s có thể giúp gì cho bạn?
chat