Quản trị là gì? Công việc, đối tượng, các hoạt động quản trị là gì?

Đóng góp bởi:   CEO Tony Vũ
Thứ Bảy, 09/03/2024 10:14:00 +07:00
Quản trị là gì? Đây là một vị trí quan trọng của các tổ chức, doanh nghiệp. Quy trình làm việc muốn vận hành trơn tru và đạt hiệu quả tối ưu nhất cần có sự góp mặt của người quản trị.

1. Quản trị là gì?

Để hiểu rõ hơn về vị trí quản trị, trước tiên sẽ tìm hiểu về khái niệm, đối tượng quản trị là gì?

1.1. Quản trị là gì?

Quản trị là sự phối hợp của những người cùng trong một tổ chức để đạt được hiệu quả trong các hoạt động. Đây cũng là quá trình nhằm đạt được mục tiêu đã xây dựng bằng việc phối hợp với các nguồn lực tổ chức. Quản trị thường là cấp cao nhất, điều hành và quản lý cả một tổ chức, doanh nghiệp.

Bản chất thực sự của quản trị là tạo ra giá trị thặng dư, với chức năng là đưa ra những quyết định. Quản trị cần có 3 yếu tố điều kiện:

  • Chủ thể quản trị là gì? Là những nhân tố tạo ra các tác động quản trị, là đối tượng quản trị trực tiếp.
  • Đối tượng bị quản trị là gì? Là đối tượng chịu tác động trực tiếp của chủ thể quản trị.
  • Nguồn lực: Giúp chủ thể quản trị khai thác trong quá trình quản trị.
khái niệm quản trị là gì
Quản trị là sự phối hợp của những người cùng trong một tổ chức để đạt được hiệu quả trong các hoạt động

1.2. Nhà quản trị là gì?

Nhà quản trị là người thực hiện các kế hoạch, tổ chức, chỉ đạo và giám sát việc phân bổ nguồn lực con người, và tài chính nhằm giúp tổ chức đạt được mục tiêu đề ra.

1.3. Đối tượng quản trị là gì?

Trong một tổ chức, doanh nghiệp, đội ngũ nhà quản trị thường được chia thành 3 cấp bậc:

  • Nhà quản trị cấp cao: Là người chịu trách nhiệm cuối cùng trước kết quả của tổ chức, doanh nghiệp.
  • Nhà quản trị cấp trung gian: Là người nhận chỉ huy từ quản trị viên cao cấp, sau đó đứng ra chỉ huy các quản trị viên cấp cơ sở.
  • Nhà quản trị cấp cơ sở: Là người sẽ nhận lệnh từ quản trị viên cấp trung gian, họ sẽ làm việc trực tiếp với hàng hoá và dịch vụ của tổ chức, doanh nghiệp.
đối tượng quản trị là gì
Trong mỗi tổ chức, doanh nghiệp đều có đội ngũ nhà quản trị

2. Vai trò của quản trị là gì?

Bên cạnh việc tìm hiểu khái niệm quản trị là gì thì bạn cần phải nắm rõ được vai trò của vị trí này. Tại các doanh nghiệp, quản trị là một vị trí có vai trò vô cùng quan trọng, là nền tảng cho sự phát triển lâu dài, bền vững của doanh nghiệp. Chức năng của quản trị được thể hiện qua các yếu tố quan trọng sau:

  • Vai trò đại diện: Quản trị đại diện cho tổ chức, doanh nghiệp thực hiện hiện các chức năng để phát huy tối đa vai trò này. Đây cũng là người sẽ quyết định trực tiếp đến sự tồn tại và phát triển của một tổ chức.
  • Vai trò lãnh đạo: Quản trị giúp cho các tổ chức, doanh nghiệp hoạt động hiệu quả, đạt được mục tiêu cao nhất đã đề ra thông qua quy trình hoạch định công việc, hướng mọi người cùng nhau phối hợp cho một mục tiêu chung.
  • Vai trò kết nối: Đây là một trong những vai trò quan trọng, then chốt của quản trị, giúp kết nối các thành viên trong tổ chức lại với nhau thông qua các hoạt động. Vai trò này còn được thể hiện thông qua việc liên lạc với các tổ chức, đối tác bên ngoài để duy trì mối quan hệ hợp tác và đem lại lợi ích lâu dài.
vai trò của người quản trị
Vai trò của nhà quản trị trong doanh nghiệp
  • Vai trò quyết định: Các quyết định của doanh nghiệp sẽ được quản trị phê duyệt. Khi quyết định về các vấn đề quan trọng sẽ tạo nên sự đồng nhất, liên tục với việc sử dụng và phân bổ nguồn lực.
  • Vai trò giải quyết vấn đề: Đây được xem là bản chất của công việc quản trị. Họ là những người có thể không thực hiện các công việc như thiết lập chính sách, nhưng cần thực hiện các hoạt động khắc phục khi kế hoạch không được như mong đợi.

3. Chức năng của quản trị là gì?

Chức năng quản trị là các hoạt động tổng quát được thực hiện tương ứng với từng hoạt động trong doanh nghiệp, nhằm đến việc giúp hoàn thành mục tiêu chung của tổ chức, bao gồm 4 chức năng: Planning (Hoạch định), Organizing (Tổ chức), Leading (Lãnh đạo) và Controlling (Kiểm soát).

3.1. Hoạch định kế hoạch (Planning)

Đây là chức năng đầu tiên đối với vị trí quản trị, giúp nhà quản trị xây dựng chiến lược để đạt được mục tiêu đề ra. Chức năng này bao gồm những hoạt động cụ thể sau:

  • Đánh giá thực trạng và nguồn lực trong tổ chức để xác định mục tiêu, phương hướng.
  • Đề xuất những hoạt động nhằm đạt được mục tiêu trong thời gian nhất định.
  • Vạch ra các lịch trình cụ thể để hành động.
  • Đưa ra những kế hoạch để kiểm soát và quản trị rủi ro nhằm phát triển tổ chức, doanh nghiệp.
chức năng của người quản trị
Chức năng của người quản trị trong doanh nghiệp

3.2. Tổ chức

Chức năng tổ chức đòi hỏi người quản trị có sự phân bổ nguồn lực hợp lý và một môi trường nội bộ hoà thuận. Ngoài con người, quản trị còn cần phải biết cách sắp xếp máy móc, và kinh phí một cách tối thiểu nhất. Chức năng này bao gồm các hoạt động:

  • Lập ra một cơ cấu, sơ đồ cho tổ chức.
  • Thiết lập nhiệm vụ và thẩm quyền của các bộ phận.
  • Xây dựng những tiêu chuẩn và KPI cụ thể cho từng bộ phận, công việc để tiến hành đánh giá.

3.3. Lãnh đạo, quản lý

Đối với chức năng lãnh đạo, quản lý doanh nghiệp đòi hỏi nhà quản trị cần phải có kỹ năng quản trị, kỹ năng giao tiếp, tương tác tích cực và hiệu quả với tất cả mọi người trong tổ chức. Chức năng này bao gồm những hoạt động sau:

  • Đào tạo, giao việc và chỉ huy công việc.
  • Lắng nghe, động viên, giải quyết mâu thuẫn và đánh giá hiệu suất làm việc của nhân viên.
  • Thiết lập mối quan hệ bền chặt giữa quản trị và nhân viên, giữa quản trị và các tổ chức bên ngoài.
chức năng của người quản trị trong doanh nghiệp
Người quản trị phải có tố chất lãnh đạo, quản lý

3.4. Đo lường, đánh giá và điều chỉnh

Nhà quản trị cần phải có khả năng truyền cảm hứng và ảnh hưởng đến mọi người trong tổ chức, doanh nghiệp để đạt được các mục tiêu đã đề ra. Chức năng này đóng vai trò giải quyết các vấn đề không mong muốn trong quá trình vận hành, được thực hiện với các hoạt động cụ thể như:

  • Xác định rõ những vấn đề và lên lịch trình để kiểm tra.
  • Đánh giá kết quả và đưa ra các hành động kịp thời để ngăn chặn tổn thất.

3.5. Lập ngân sách

Lập ngân sách là quá trình xem xét các khoản thu dự kiến của doanh nghiệp, nó có thể bao gồm:

  • Tiền được thu vào từ việc bán sản phẩm và dịch vụ.
  • Chi phí dùng để chi trả cho các khoản phí và hoá đơn trong một khoảng thời gian cụ thể trong tương lai.
  • Quản trị điều này cho phép các doanh nghiệp nhìn thấy liệu họ có thể tiếp tục hoạt động ở mức độ mong đợi với những khoản thu và chi phí dự kiến này hay không.

Xem thêm: Mẫu cv xin việc chuyên nghiệp, top cv mẫu đẹp cho mọi ngành nghề

4. Các ngành học đào tạo quản trị

Nhóm ngành đào tạo quản trị - quản lý gồm các ngành:

  • Khoa học quản lý
  • Ngành quản trị kinh doanh
  • Quản lý công
  • Quản trị nhân lực
  • Hệ thống thông tin quản lý
  • Quản trị văn phòng
  • Quan hệ lao động
  • Quản lý dự án

5. Phân biệt quản trị và quản lý

Quản trị và quản lý là hai vị trí quan trọng trong việc điều hành và phát triển tổ chức, doanh nghiệp. Quản trị tập trung vào việc lập kế hoạch chiến lược và đưa ra quyết định quan trọng cho tổ chức, doanh nghiệp. Trong khi quản lý tập trung vào việc triển khai các kế hoạch và quyết định của quản trị để đạt được những mục tiêu của tổ chức.

Yếu tố so sánh

Quản trị

Quản lý

Khái niệm

Là quá trình hoạch định, tổ chức, lãnh đạo và kiểm soát các nguồn lực của doanh nghiệp nhằm đạt được mục tiêu đã đề ra.

Là quá trình thực hiện những hoạt động cụ thể, thường mang tính chất thực thi, để đạt được mục tiêu của doanh nghiệp.

Mục tiêu

Nhằm đạt được mục tiêu của doanh nghiệp, bao gồm mục tiêu cụ thể và mục tiêu chung.

Quản lý các mục tiêu cụ thể.

Nguồn lực

Các nguồn lực của doanh nghiệp.

Các hoạt động của doanh nghiệp.

Phạm vi

Tổng thể, tổng quát

Cụ thể, chi tiết

Vai trò

Hoạch định, tổ chức, lãnh đạo, kiểm soát

Điều hành, điều khiển

Kỹ năng

Kiến thức, kỹ năng và kinh nghiệm tổng hợp về quản trị, kiến thức chuyên môn và kinh nghiệm thực tế.

Kiến thức và kỹ năng chuyên môn phù hợp với lĩnh vực hoạt động của doanh nghiệp.

Vị trí

Quản trị là một khái niệm tổng quát, bao trùm lên tất cả các hoạt động của doanh nghiệp.

Quản lý là một hoạt động cụ thể, thường được thực hiện bởi các nhân viên cấp dưới của nhà quản trị.

Tóm lại, cả quản trị và quản lý đều đóng vai trò quan trọng trong việc phát triển bất kỳ tổ chức, doanh nghiệp nào, chúng có vai trò hỗ trợ và tương tác với nhau. Thành công của một tổ chức, doanh nghiệp sẽ phụ thuộc rất nhiều vào hai bộ phận này.

6. Việc làm quản trị hiện nay

Dưới đây là một số việc làm quản trị phổ biến hiện nay trong các doanh nghiệp:

Vị trí việc làm

Nhu cầu thị trường

Chuyên viên quản trị hệ thống

Nhu cầu tuyển dụng lớn tại các ngân hàng

Chuyên viên quản trị dự án

Nhu cầu tuyển dụng lớn tại các công ty công nghệ thông tin

Chuyên viên quản trị nhân sự

Các doanh nghiệp có quy mô nhỏ, vừa và lớn hiện nay đều có nhu cầu tuyển dụng quản trị nhân sự.

Chuyên viên quản trị kênh Youtube

Làm việc tại các công ty giải trí, media, game,...

Chuyên viên quản trị rủi ro tài chính

Làm việc tại các công ty chứng khoán, ngân hàng,...

Chuyên viên quản trị mạng (Network)

Làm việc tại các công ty tin học - viễn thông, công nghệ thông tin,...

Chuyên viên quản trị Core - Phòng vận hành ứng dụng

Làm việc tại các ngân hàng trên toàn quốc.

Chuyên viên quản trị dữ liệu (Master data)

Làm việc tại các tổ chức, doanh nghiệp nhỏ, vừa và lớn.

Chuyên viên quản trị hệ thống và chế độ chính sách

Làm việc tại các tổ chức, doanh nghiệp nhỏ, vừa và lớn.

Việc làm quản trị đóng vai trò rất quan trọng trong doanh nghiệp, giúp vận hành và duy trì doanh nghiệp ổn định và phát triển. Việc làm Hà Nội, việc làm TP Hồ Chí Minh, việc làm Đà Nẵng,... là các thị trường có nhu cầu tuyển dụng đối với vị trí quản trị cao và tăng dần theo thời gian.
Với những nội dung mà job3s cung cấp trên đây, hi vọng sẽ giúp bạn đọc hiểu được khái niệm quản trị là gì, vai trò, chức năng cụ thể của vị trí này như thế nào để định hướng và phát triển sự nghiệp trong tương lai của mình. Nếu bạn đang có nhu cầu tìm kiếm việc làm quản trị thì hãy truy cập ngay vào job3s - Đây là nền tảng tuyển dụng uy tín nhất hiện nay, các ứng viên có thể dễ dàng lựa chọn được công việc chất lượng nhất mà không sợ gặp phải những thông tin lừa đảo, thiếu chân thực.

Xem thêm:

Chairman Là Gì? Tất Tần Tật Những Điều Cần Biết Về Vị Trí Chairman

Manager Là Gì? Vai Trò Của Manager Như Thế Nào Đối Với Doanh Nghiệp?

Các ngành nghề phổ biến
Báo chí - Truyền hình Môi trường - Xử lý chất thải
Bảo hiểm Mỹ phẩm - Thời trang - Trang sức
Bảo vệ Ngân hàng
Biên - Phiên dịch Nghệ thuật - Điện ảnh
Bưu chính viễn thông Nhân sự
Chăm sóc khách hàng Nhân viên kinh doanh
Cơ khí - Chế tạo Nhập liệu
Kế toán - Kiểm toán Nông - Lâm - Ngư - Nghiệp
Khách sạn - Nhà hàng Ô tô - Xe máy
Công chức - Viên chức Phát triển thị trường
Dầu khí - Địa chất Phục vụ - Tạp vụ - Giúp việc
Dệt may - Da giày Quan hệ đối ngoại
Dịch vụ Quản lý điều hành
Du lịch Quản trị kinh doanh
Freelancer Sinh viên làm thêm
Giáo dục - Đào tạo Sinh viên mới tốt nghiệp
Giao thông vận tải Thẩm định - Quản lý chất lượng
Hành chính - Văn phòng Thể dục - Thể thao
Hóa học - Sinh học Thiết kế - Mỹ thuật
In ấn - Xuất bản Thiết kế web
IT Phần cứng - mạng Thư ký - Trợ lý
IT phần mềm Thực phẩm - Đồ uống
KD Bất Động Sản Thương mại điện tử
Khu công nghiệp Tư vấn
Kiến Trúc - TK Nội Thất Vận hành sản xuất
Kỹ thuật Vận tải - Lái xe
Kỹ thuật ứng dụng Vật tư - Thiết bị
Làm bán thời gian Việc làm bán hàng
Làm đẹp - Spa Việc làm thêm tại nhà
Lao động phổ thông Xây dựng
Luật - Pháp lý Xuất - Nhập khẩu
Marketing - PR Y tế - Dược
Điện - Điện tử
Bài viết liên quan
Mô tả chi tiết công việc của giám đốc nhân sự vị trí quan trọng nhất nhì trong công ty

Mô tả chi tiết công việc của giám đốc nhân sự vị trí quan trọng nhất nhì trong công ty

Công việc của giám đốc nhân sự là gì? Điều tiên quyết để một doanh nghiệp thành công và vươn xa đó chính là yếu tố con người. Để quản lý tốt nhân lực, doanh nghiệp cần phải có một người giám đốc nhân sự giỏi, nhiều kinh nghiệm và tâm lý. Trong bài chia sẻ này, job3s sẽ mô tả chi tiết về vị trí giám đốc nhân sự. Nếu bạn thấy mình có khả năng và phù hợp với vị trí này thì hãy ứng tuyển ngay.
Xem thêm »
Giải mã thắc mắc: Ngành quản trị nhân lực học trường nào?

Giải mã thắc mắc: Ngành quản trị nhân lực học trường nào?

Ngành quản trị nhân lực học trường nào là mối quan tâm hàng đầu của các bạn học sinh, sinh viên hiện nay. Việc chọn ngôi trường có chương trình đào tạo hay, phù hợp với khả năng, định hướng của bản thân sẽ giúp bạn yên tâm để theo học suốt 4 năm cũng như tự hào khi cầm bằng cấp trên tay. Top 7 ngôi trường đào tạo chuyên ngành quản trị nhân lực dưới đây sẽ giúp bạn có sự lựa chọn dễ dàng hơn.
Xem thêm »
Người lao động là gì? Hãy nắm rõ nội dung về quyền của người lao động

Người lao động là gì? Hãy nắm rõ nội dung về quyền của người lao động

Người lao động là gì và quyền của người lao động như thế nào? Hiện nay, rất nhiều người lao động không nắm được quyền lợi, cũng như các nghĩa vụ cần thực hiện. Người lao động cần hiểu rõ các nội dung này để bảo vệ quyền lợi của mình.
Xem thêm »
Để trở thành tư vấn viên nhất định phải nắm được những điều này

Để trở thành tư vấn viên nhất định phải nắm được những điều này

Muốn trở thành một tư vấn viên chuyên nghiệp bạn cần trau dồi nhiều kiến thức chuyên môn, kỹ năng thuyết phục khách hàng và một ngoại hình thu hút. Đồng thời, bạn cần xác định rõ lĩnh vực bạn muốn tư vấn để có những kế hoạch cho sự phát triển sự nghiệp trong tương lai. Những thông tin chia sẻ trong bài viết này sẽ giúp bạn có cái nhìn tổng quát về nghề tư vấn.
Xem thêm »
Khái niệm Infographic là gì? Bí quyết để thiết kế Infographic chuyên nghiệp

Khái niệm Infographic là gì? Bí quyết để thiết kế Infographic chuyên nghiệp

Infographic là thuật ngữ được dùng phổ biến trong thiết kế ấn phẩm đồ họa. Việc hiểu rõ khái niệm Infographic là gì đóng vai trò rất quan trọng, nhất là trong các hoạt động quảng cáo, truyền thông và marketing.
Xem thêm »
Tự do tài chính là gì? Vì sao người trẻ hiện nay nên tự do tài chính?

Tự do tài chính là gì? Vì sao người trẻ hiện nay nên tự do tài chính?

Tự do tài chính là gì? Đây là thuật ngữ ngày càng phổ biến trong đời sống, đặc biệt với những người trẻ có nhu cầu lớn về trải nghiệm, không muốn bị gò bó trong công việc hành chính. Vậy thuật ngữ này được hiểu là gì và làm sao để đạt được tự do tài chính?
Xem thêm »
Học ngôn ngữ Anh ra làm gì? Có dễ tìm việc không?

Học ngôn ngữ Anh ra làm gì? Có dễ tìm việc không?

Học ngôn ngữ Anh ra làm gì? Sau khi tốt nghiệp ngành học này bạn có thể đảm nhận các công việc như Biên/ phiên dịch, dịch thuật tại các tổ chức, làm thư ký, trợ lý cho các công ty/doanh nghiệp nước ngoài… cùng rất nhiều công việc liên quan khác. Thế nhưng, công việc này có dễ xin hay không và mức lương như thế nào?
Xem thêm »
Quy trình tuyển dụng nhân sự: Bí quyết tìm kiếm nhân tài hiệu quả

Quy trình tuyển dụng nhân sự: Bí quyết tìm kiếm nhân tài hiệu quả

Quy trình tuyển dụng nhân sự là một chuỗi các hoạt động bao gồm xác định nhu cầu, tìm kiếm ứng viên, sàng lọc và đưa ra kết quả cuối cùng. Xây dựng một quy trình hiệu quả có thể giúp doanh nghiệp tìm được ứng viên phù hợp và thúc đẩy hiệu suất công việc gia tăng.
Xem thêm »
CCCD là gì? Ý nghĩa của 12 số căn cước công dân gắn chíp

CCCD là gì? Ý nghĩa của 12 số căn cước công dân gắn chíp

Khái niệm CCCD là gì? CCCD là viết tắt của cụm từ căn cước công dân. Đây là một trong những loại giấy tờ đặc biệt quan trọng của công dân khi sinh sống và làm việc tại Việt Nam. Nội dung bài viết bên dưới sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về CCCD cũng như tầm quan trọng của loại giấy tờ này.
Xem thêm »
Tìm việc làm tại Phú Mỹ Hưng quận 7, gợi ý việc làm hot mới nhất

Tìm việc làm tại Phú Mỹ Hưng quận 7, gợi ý việc làm hot mới nhất

Bạn đang tìm việc làm tại Phú Mỹ Hưng quận 7 nhưng không biết khu vực này đang tuyển dụng những công việc gì? Làm thế nào để kiếm việc nhanh tại Phú Mỹ Hưng? Hàng nghìn cơ hội việc làm hot được cập nhật liên tục tại job3s sẽ giúp bạn có thêm lựa chọn phù hợp nhất. Tham khảo ngay sau đây.
Xem thêm »

Mẫu CV hot theo ngành nghề

Back to top

Job3s có thể giúp gì cho bạn?
chat