Phần đầu tôm chứa gì, có phải là phân không? Chuyên gia đã chính thức lên tiếng

Đóng góp bởi:   Jay Trịnh
Thứ Bảy, 30/12/2023 07:30:00 +07:00
Phần đầu tôm chứa gì, có chứa gạch hay chất thải là vấn đề nhiều người tranh cãi. Mới đây, chuyên gia đã chính thức lên tiếng về giải đáp thắc mắc để bạn yên tâm mỗi khi thưởng thức.

1. Phần đầu tôm chứa gì?

Tôm là loài có cấu tạo vô cùng đặc biệt gồm phần đầu và phần thân, phần đầu của tôm là khoang rỗng chứa rất nhiều bộ phận quan trọng gồm cả hệ thần kinh, hệ bài tiết, hệ hô hấp, hệ tiêu hóa.

Hệ tiêu hóa của tôm gồm hai bộ phận chính là dạ dày và hệ thống ruột. Trong đó dạ dày nằm ở phần đầu còn ruột chính là đường chỉ màu đen chạy dọc ở sống lưng.

Toàn bộ thức ăn mà tôm kiếm được trong quá trình săn mồi sẽ được tiêu hóa trong dạ dày ở phần đầu, còn phần chất thải sẽ được đẩy ra chạy dọc theo đường ruột và cuối cùng đi ra ngoài qua lỗ mở của ruột.

Như vậy bạn đã biết được phần đầu tôm chứa gì và hoàn toàn có thể yên tâm rằng trên đầu tôm không hề chứa phân. Phần đen ở đầu tôm mà chúng ta nhìn thấy thực chất là phần mang, dạ dày, hệ bài tiết và hệ thần kinh của tôm.

Nhìn vào cấu tạo trên bạn sẽ biết phần đầu tôm chứa gì
Nhìn vào cấu tạo trên bạn sẽ biết phần đầu tôm chứa gì

Xem thêm: 100g tôm bao nhiêu calo? Giảm cân hiệu quả với những món ngon từ tôm cực hiệu quả

2. Có được ăn phần đầu tôm không?

Mặc dù đã biết phần đầu tôm chứa gì nhưng theo lời khuyên của nhiều chuyên gia dinh dưỡng, bạn không nên ăn phần đầu này.

Bởi tôm là loài động vật ăn tạp, thức ăn của nó bao gồm cả ấu trùng, tảo, côn trùng, ký sinh trùng, xác thực vật và cả động vật thối rữa. Phần dạ dày nằm ở đầu nên quá trình tiêu hóa, cũng như bài tiết diễn ra hoàn toàn tại đây nên nếu chế biến không kỹ, nguy cơ mắc bệnh là rất cao. Chưa kể ăn đầu tôm cũng làm tăng hàm lượng cholesterol, bởi với một số loại hải sản thì chất này thường phân bổ ở phần đầu.

Phần đầu tôm lượng thịt không nhiều, duy chỉ có phần gạch là có giá trị dinh dưỡng cao, do đó nếu như ăn bạn cần phải làm thật sạch, loại bỏ hết dạ dày (hình túi có màu đen rất dễ nhận ra), phần mang và các chất bẩn tích tụ tại đây. Việc ăn đầu tôm cũng chỉ nên áp dụng với những con tôm to, dễ dàng sơ chế và làm sạch.

Dù vẫn có thể sử dụng nhưng nhiều chuyên gia khuyên không nên ăn đầu tôm
Dù vẫn có thể sử dụng nhưng nhiều chuyên gia khuyên không nên ăn đầu tôm

Xem thêm: Ho có ăn được tôm không? Xem ngay trước khi quá muộn

3. Một số lưu ý khi ăn tôm

Đừng chỉ quan tâm đầu tôm chứa gì mà bỏ qua những lưu ý quan trọng sau khi ăn tôm:

3.1. Tuyệt đối không được ăn tôm chết

Dù rất giàu dinh dưỡng nhưng tôm chết là môi trường hữu ích cho nhiều loại vi khuẩn hoạt động. Đặc biệt histidine dưới sự tác động của vi khuẩn sẽ phân hủy thành histamine, một chất cực kỳ có hại cho sức khỏe của con người.

Hàm lượng độc tố tích tụ trong tôm chết cũng sẽ tác động trực tiếp đến cơ thể, thậm chí gây ra tình trạng ngộ độc.

3.2. Không ăn tôm sống hoặc tôm chưa được chế biến kỹ

Salad tôm sống hay gỏi tôm là món ăn yêu thích của nhiều người vì họ cho rằng chỉ như vậy mới có thể thưởng thức trọn vẹn vị ngọt của thịt và các chất dinh dưỡng có trong tôm. Thế nhưng như đã phân tích ở trên, tôm là loài động vật ăn tạp nên nếu chế biến không kỹ sẽ làm tăng nguy cơ nhiễm sán, ấu trùng, hậu họa vô cùng khôn lường.

Dù có nhiều dưỡng chất bổ ích nhưng khi ăn tôm vẫn nên chú ý để không làm ảnh hưởng đến sức khỏe
Dù có nhiều dưỡng chất bổ ích nhưng khi ăn tôm vẫn nên chú ý để không làm ảnh hưởng đến sức khỏe

3.3. Không nên ăn tôm thường xuyên

Nghe thì vô cùng lạ bởi tôm có chứa nhiều chất dinh dưỡng tốt cho cơ thể, thế nhưng trên thực tế nếu tôm nuôi ở những vùng nước bẩn, bị nhiễm chì hoặc thủy ngân sẽ vô cùng có hại. Hàm lượng những chất này tích tụ trong thịt tôm, nếu ăn quá thường xuyên vô hình chung sẽ khiến cơ thể hấp thụ và nhiễm độc từ thủy ngân hoặc chì.

Thêm vào đó, bạn cũng cần ăn tôm với lượng vừa phải. Nếu ăn quá nhiều có thể gặp các vấn đề như rối loạn tiêu hóa, đầy bụng, khó tiêu, thậm chí đau bụng tiêu chảy. Theo các chuyên gia dinh dưỡng, mỗi ngày chỉ nên ăn tối đa 100g tôm, mỗi tuần 1 - 2 lần. Đặc biệt, trẻ em dưới 4 tuổi được khuyến cáo chỉ nên ăn 10 - 50g tôm/lần là tốt nhất.

3.4. Cần tránh kết hợp tôm với những loại thực phẩm sau:

  • Bí ngô

  • Thực phẩm giàu vitamin C

  • Đậu nành

  • Táo đỏ

  • Cà chua

Kết hợp với các loại thực phẩm trên, nếu ở liều lượng nhẹ có thể khiến bạn khó tiêu, nặng hơn có thể gây ra ngộ độc thực phẩm, thậm chí là tử vong.

4. Một số mẹo hay khi chọn mua tôm

Biết được đầu tôm chứa gì bạn sẽ càng hiểu được tầm quan trọng của việc chọn mua tôm tươi ngon, để đảm bảo sức khỏe cho mình và người thân.

Về cơ bản cách chọn mua tôm không phức tạp, chỉ cần chịu khó quan sát những đặc điểm dưới đây:

  • Về phần chân tôm: Nên chọn những con có phần chân dính chặt vào thân, màu trong suốt. Nếu chân lỏng lẻo hoặc có màu thâm đen nghĩa là tôm đã bị ươn hoặc để lâu.

  • Về phần thân tôm: Tôm tươi sẽ có phần thân cong nhẹ, thịt chắc và căng nhưng thuôn đều, không có tình trạng to bất thường. Đồng thời các khớp vỏ linh hoạt chứ không rời rạc, vẫn dính chặt với phần đầu.

  • Về phần đuôi: Khi mua tôm rất ít người chú ý đến phần này mà không hề biết, có thể phân biệt được tôm tươi. Tôm còn tươi sẽ có phần đuôi xếp khít vào nhau, nếu xòe ra quá rộng nghĩa là tôm đã bị tiêm nước hoặc hóa chất để trông mập mạp hơn.

  • Về phần vỏ tôm: Có màu trong suốt, sáng rõ và còn cứng, dính sát vào phần thịt.

Chịu khó quan sát sẽ giúp bạn chọn được tôm sạch, tránh ảnh hưởng đến sức khỏe
Chịu khó quan sát sẽ giúp bạn chọn được tôm sạch, tránh ảnh hưởng đến sức khỏe

5. Cách chế biến đầu tôm để không bỏ phí

Việc biết đầu tôm chứa gì sẽ giúp bạn ý thức được rằng cần phải chế biến thật kỹ phần này trước khi ăn. Nếu biết cách chế biến, phần này của con tôm vẫn hoàn toàn có thể sử dụng được, thậm chí có thể chế biến thành những món ăn hấp dẫn.

Dưới đây là 2 cách nấu đầu tôm được nhiều người áp dụng mà bạn có thể tham khảo:

5.1. Canh mướp nấu với đầu tôm

Nguyên liệu

  • Đầu tôm: 10 - 15 cái (số lượng cụ thể tùy thuộc vào kích cỡ đầu tôm)

  • Mướp: 3 quả

  • Gia vị gồm muối, mì chính, bột ngọt

Cách làm

  • Mướp nạo vỏ, sau đó rửa sạch và thái vát vừa ăn, để vào rổ kê cao cho ráo nước.

  • Phần đầu tôm rửa sạch, cắt râu, loại bỏ phần mang tôm, dạ dày và các chất bẩn, rửa lại lần cuối cho sạch. Cuối cùng cho vào máy xay sinh tố và xay nhuyễn, có thể cho thêm một chút nước để dễ xay hơn.

  • Sau khi tôm đã được xay nhuyễn, lọc qua rây, chỉ để lại phần nước còn bã thì bỏ đi.

  • Đổ phần nước đã xay vào nồi rồi thêm 1 nửa thìa hạt nêm, đun trên lửa nhỏ cho đến khi thấy riêu tôm nổi lên thì vớt ra để riêng ở bát.

  • Cho phần mướp đã sơ chế vào nồi canh, đun ở lửa vừa rồi nêm nếm gia vị cho vừa ăn, tiếp tục đun từ 3 - 5 phút nữa.

  • Khi mướp đã chín, đổ phần riêu tôm lên trên cho nóng rồi múc ra bát.

Bạn cũng có thể thay thế mướp bằng mồng tơi, bầu hoặc rau đay tùy theo khẩu vị, cách nấu cũng tương tự như trên.

Đầu tôm nấu canh mướp là món ăn vô cùng dễ làm
Đầu tôm nấu canh mướp là món ăn vô cùng dễ làm

5.2. Đầu tôm chiên giòn

Món tiếp theo mà bạn có thể thử làm là đầu tôm chiên giòn, tin chắc chỉ với vài bước chế biến, bạn sẽ lập tức yêu thích món này và không còn quan tâm đầu tôm chứa gì nữa.

Nguyên liệu

  • Đầu tôm: 500g

  • Bột ớt cựa gà

  • Bột ớt: 2 thìa

  • Bột chiên giòn: ½ bát

  • Hạt nêm

  • Xì dầu

  • Dầu ăn

Đừng vội bỏ đi đầu tôm, biết đâu là món ăn hấp dẫn cho cả gia đình
Đừng vội bỏ đi đầu tôm, biết đâu là món ăn hấp dẫn cho cả gia đình

Cách làm

  • Cho đầu tôm ra rổ hoặc thau, chú ý loại bỏ hết phần mang, dạ dày và bụi bẩn, cắt bỏ phần râu tôm rồi rửa lại với nước, để ráo.

  • Cho đầu tôm đã ráo nước vào bát, thêm 1 thìa xì dầu, 1 thìa hạt nêm, 2 thìa bột ớt, bột ớt cựa gà vào sau đó trộn đều.

  • Sau khi tôm đã ngấm gia vị tiếp tục đổ bột chiên giòn vào và trộn cho thật kỹ để bột bám đều vào bề mặt tôm.

  • Bắc chảo lên bếp, đổ đầy dầu và đun cho nóng già.

  • Sau khi dầu đã nóng và sôi nhẹ thì thả đầu tôm vào và chiên cho đến khi vàng giòn.

Biết được phần đầu tôm chứa gì sẽ giúp cho bạn cẩn thận hơn trong quá trình chế biến, đảm bảo vừa có được những món ăn thơm ngon vừa không sợ ảnh hưởng đến sức khỏe. Với hai công thức chế biến đầu tôm đã chia sẻ ở trên, tin rằng sẽ giúp bạn nâng cao tay nghề nấu nướng đồng thời có thể thay đổi khẩu vị cho cả gia đình.

Bài viết liên quan
Uống nước lá đinh lăng hàng ngày có tốt không? Những người này cấm kỵ sử dụng

Uống nước lá đinh lăng hàng ngày có tốt không? Những người này cấm kỵ sử dụng

Uống nước lá đinh lăng hàng ngày có tốt không là một trong những vấn đề quan trọng được nhiều người dùng đặt ra. Mặc dù loại lá này có chứa khá nhiều dưỡng chất tốt cho cơ thể nhưng nếu lạm dụng quá nhiều sẽ gây nên một số tác hại cho sức khỏe. Do đó, bạn cần nắm rõ những lưu ý khi sử dụng loại nước uống này.
Xem thêm »
Vỏ tôm có canxi không? Sai lầm tai hại hầu như ai cũng từng mắc phải

Vỏ tôm có canxi không? Sai lầm tai hại hầu như ai cũng từng mắc phải

Biết được vỏ tôm có canxi không sẽ giúp bạn dễ dàng đưa ra quyết định đối với bộ phận này khi sơ chế nguyên liệu. Bên cạnh đó, các chuyên gia dinh dưỡng cũng sẽ gợi ý cách sử dụng thực phẩm này trong bữa ăn đảm bảo an toàn sức khỏe và cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng cho cơ thể.
Xem thêm »
Ăn trứng nhiều có tốt không? Những tác hại khôn lường nhiều người thường chủ quan

Ăn trứng nhiều có tốt không? Những tác hại khôn lường nhiều người thường chủ quan

Giải đáp thắc mắc ăn trứng nhiều có tốt không là điều cần thiết để xây dựng cho bạn một thói quen ăn uống lành mạnh, đầy đủ dưỡng chất. Việc nắm rõ được thông tin này cũng giúp bạn cân bằng dinh dưỡng cho cơ thể và tránh được các tác hại không tốt cho sức khỏe khi sử dụng quá nhiều thực phẩm này.
Xem thêm »
Cách uống hoa đu đủ đực khô tốt nhất cho sức khỏe: Chớ phạm sai lầm này

Cách uống hoa đu đủ đực khô tốt nhất cho sức khỏe: Chớ phạm sai lầm này

Đa số người dùng hiện nay thường tìm hiểu cách uống hoa đu đủ đực khô và chế biến để thưởng thức ngay tại nhà. Đây là nguyên liệu được đánh giá cao bởi lợi ích nổi bật trong quá trình chăm sóc làn da cũng như sức khỏe. Sau khi thực hiện và sử dụng, bạn sẽ nhanh chóng thấy được sự thay đổi trong cơ thể.
Xem thêm »
Bầu 4 tháng ăn đu đủ xanh được không? Lưu ý điều này để thai nhi luôn khỏe mạnh

Bầu 4 tháng ăn đu đủ xanh được không? Lưu ý điều này để thai nhi luôn khỏe mạnh

Mẹ bầu 4 tháng ăn đu đủ xanh được không? Mặc dù đu đủ xanh chứa rất nhiều vitamin và khoáng chất nhưng bà bầu vẫn cần cân nhắc xem có nên ăn loại thực phẩm này hay không để bảo an toàn cho sức khỏe của mình và thai nhi.
Xem thêm »
Nên uống bao nhiêu viên dầu cá mỗi ngày và những lưu ý cần biết

Nên uống bao nhiêu viên dầu cá mỗi ngày và những lưu ý cần biết

Nên uống bao nhiêu viên dầu cá mỗi ngày? Trong các loại thực phẩm chức năng, dầu cá là một trong những loại được sử dụng phổ biến bởi nó được chứng minh tốt cho tim mạch và não bộ. Tuy nhiên, bạn cần nắm rõ liều lượng trước khi sử dụng, cụ thể là nên uống bao nhiêu viên dầu cá mỗi ngày? Uống đúng liều lượng dầu cá vừa giúp cơ thể bạn hấp thụ tối đa dưỡng chất vừa giúp phòng ngừa những tác dụng phụ.
Xem thêm »
Mách bạn cách nấu lẩu gà thập cẩm ngon nhất, làm đầu bếp tại gia thật dễ

Mách bạn cách nấu lẩu gà thập cẩm ngon nhất, làm đầu bếp tại gia thật dễ

Cách nấu lẩu gà thập cẩm ngon nhất ai cũng thực hiện thành công. Còn gì tuyệt vời hơn vào cuối tuần cả nhà quây quần bên một nồi lẩu nghi ngút khói? Có đến hàng trăm biến tấu lẩu, trong đó cách nấu lẩu gà thập cẩm ngon nhất dưới đây sẽ giúp bạn có được món lẩu ngon, thanh mát, hợp vị cho mọi thành viên. Xắn tay vào bếp ngay và trổ tài thôi nào!
Xem thêm »
Thiếu máu chóng mặt nên uống thuốc gì và cách phòng ngừa?

Thiếu máu chóng mặt nên uống thuốc gì và cách phòng ngừa?

Hiểu rõ thiếu máu chóng mặt nên uống thuốc gì để có thể chăm sóc sức khỏe cho mình? Chóng mặt do thiếu máu có thể bắt nguồn từ lối sống, chế độ ăn uống, nghỉ ngơi hoặc những bệnh lý tiềm ẩn trong cơ thể. Tùy thuộc vào nguyên nhân mà bạn sẽ được bác sĩ kê đơn thuốc phù hợp.
Xem thêm »
Trẻ mấy tháng ăn được sữa chua? Ăn đúng cách con khỏe mẹ nhàn

Trẻ mấy tháng ăn được sữa chua? Ăn đúng cách con khỏe mẹ nhàn

Trẻ mấy tháng ăn được sữa chua? Sữa chua là thực phẩm rất tốt để bổ sung canxi và cung cấp lợi khuẩn đường ruột cho trẻ nhỏ. Tuy nhiên nếu không biết được trẻ mấy tháng ăn được sữa chua, có thể mẹ đang chăm bé sai cách và làm ảnh hưởng sức khỏe của con. Cùng các chuyên gia tìm hiểu về thời điểm tốt nhất cho bé ăn sữa chua cũng như liều lượng phù hợp từng độ tuổi ngay sau đây.
Xem thêm »
Tác dụng của ớt chuông khi ăn sống - Cách ăn tốt nhất nhưng nhiều người không biết

Tác dụng của ớt chuông khi ăn sống - Cách ăn tốt nhất nhưng nhiều người không biết

Có rất nhiều tác dụng của ớt chuông khi ăn sống do loại quả này chứa các thành phần giàu dinh dưỡng và nhiều loại vitamin cần thiết. Theo đó, ăn ớt chuông giúp tăng cường thị lực, giảm thiểu thiếu máu, bảo vệ tim mạch, phòng ngừa bệnh ung thư, hỗ trợ tiêu hoá và giảm cân hiệu quả.
Xem thêm »

Mẫu CV hot theo ngành nghề

Back to top

Job3s có thể giúp gì cho bạn?
chat